Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lậu là một trong những bệnh lý đường sinh dục cần phát hiện sớm để kịp thời can thiệp điều trị hiệu quả. Trong quá trình chẩn đoán bệnh này, nhiều người thường băn khoăn liệu xét nghiệm nước tiểu có phát hiện bệnh lậu không?
Bệnh lậu là một trong những bệnh lý đường sinh dục cần phát hiện sớm để ngăn lây nhiễm và có biện pháp điều trị hiệu quả. Để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn lậu trong cơ thể, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm kiểm tra. Vậy xét nghiệm nước tiểu có phát hiện bệnh lậu không?
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, được gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, một dạng vi khuẩn song cầu Gram (-). Vi khuẩn lậu có khả năng tấn công và gây nhiễm khuẩn ở các bộ phận hệ sinh dục, tiết niệu hoặc hậu môn. Có một số trường hợp đặc biệt, bệnh lậu có thể xuất hiện ở miệng và họng do quan hệ tình dục thiếu an toàn bằng miệng.
Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh lậu, và triệu chứng của bệnh này có một số điểm chung và khác biệt như sau:
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới:
Triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới thường kín đáo hơn so với nam giới, và một số người có thể không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Một số biểu hiện có thể bao gồm:
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới:
Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới thường dễ dàng nhận biết hơn và bao gồm:
Bệnh lậu có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của người bệnh, bao gồm:
Xét nghiệm bệnh lậu nên được thực hiện sớm khi có các dấu hiệu bệnh bất thường hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Phát hiện và điều trị bệnh lậu kịp thời có thể giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn và duy trì sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại bệnh xã hội, nhiều người tránh xét nghiệm và điều trị, dẫn đến tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nước tiểu thường không chứa đủ vi khuẩn lậu để đưa ra kết quả chẩn đoán, vì vi khuẩn thường tập trung chủ yếu trong các vùng như niệu đạo (ở nam giới) hoặc âm đạo (ở nữ giới), nơi mà vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây ra triệu chứng. Xét nghiệm nước tiểu không thể chẩn đoán bệnh lậu và chỉ thường được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý đường tiết niệu khác. Để chẩn đoán bệnh lậu, người bệnh thường cần thực hiện xét nghiệm dịch niệu đạo (nam giới) hoặc dịch âm đạo (nữ giới).
Khi được chẩn đoán mắc bệnh lậu, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, điều này có thể gây ra khó khăn trong quá trình điều trị và gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Điều trị bệnh lậu thường được thực hiện bằng cách sử dụng kháng sinh, và việc tuân thủ đúng liều trị và hoàn thành toàn bộ liệu trình điều trị là rất quan trọng để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn lậu hoàn toàn và ngăn ngừa tái phát. Ngoài ra, trong thời gian điều trị, cần kiêng các hoạt động tình dục không an toàn để tránh lây nhiễm cho người khác.
Để chẩn đoán bệnh lậu, có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau với mẫu vật phẩm và độ chính xác khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán bệnh lậu:
Phương pháp này sử dụng mẫu bệnh phẩm như dịch tiết từ âm đạo, trực tràng, mắt, họng... của người nghi ngờ mắc bệnh lậu. Mẫu vật phẩm sau đó được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi để vi khuẩn lậu phát triển. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu trong mẫu vật phẩm có vi khuẩn lậu, chúng sẽ sinh sôi và nhân lên nhanh chóng và có thể xác định được. Phương pháp này có độ chính xác cao và còn giúp xây dựng kháng sinh đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm chuyên biệt để làm nổi bật vi khuẩn lậu cầu, giúp quan sát dễ dàng hơn dưới kính hiển vi. Mẫu vật phẩm sử dụng trong xét nghiệm này thường là mẫu dịch niệu đạo, dịch âm đạo hoặc cổ tử cung. Thời gian phân tích nhanh và kết quả có thể có trong 30 - 45 phút.
Đây là một kỹ thuật xét nghiệm cho kết quả nhanh và có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Mẫu vật phẩm thường là dịch niệu đạo ở nam giới, nước tiểu đầu dòng ở nam giới hoặc dịch âm đạo của nữ giới. Xét nghiệm PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đạt khoảng 98%, được đánh giá là xét nghiệm chính xác và có thể phát hiện sớm nhất bệnh lậu.
Cần lưu ý rằng việc lấy mẫu vật phẩm và bảo quản chúng đúng cách rất quan trọng để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Bệnh lậu có phải là HIV không?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.