Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh lậu có phải là HIV không?

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Bệnh lậu có phải là HIV không? Bệnh lậu có dẫn đến HIV không? Đây là thắc mắc của nhiều người khi mắc bệnh lậu. HIV từng được biết đến là căn bệnh thế kỉ rất nguy hiểm và chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Hãy cùng tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong nội dung bài viết đưới dây.

Bệnh lậu (gonorrhea) và HIV (Human Immunodeficiency Virus) là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Khi mắc bệnh lậu nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV/AIDS.

Tìm hiểu về bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, và có khả năng lây nhiễm cho cả nam và nữ. Vi khuẩn lậu cầu khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường ấm, ẩm của đường sinh dục, bao gồm cổ tử cung, tử cung, và ống dẫn trứng ở nữ giới, cũng như niệu đạo của nam và nữ. Ngoài ra, vi khuẩn lậu cũng có thể phát triển trong miệng, họng, mắt và hậu môn. Bệnh này phổ biến, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 15 - 24.

benh-lau-co-phai-la-hiv-khong.jpg
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra

Lậu có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục thông qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng với người mắc bệnh. Thai phụ mắc bệnh lậu cũng có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Người đã được điều trị bệnh lậu vẫn có thể bị tái nhiễm nếu họ quan hệ tình dục không an toàn với người đang mắc bệnh.

Bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở nữ giới, bệnh lậu không điều trị có thể gây viêm vùng chậu với các biến chứng như hình thành mô sẹo gây tắc ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh, đau bụng, đau vùng chậu kéo dài.

Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây đau trong các ống nối với tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, dẫn tới vô sinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể lan vào máu hoặc khớp, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV/AIDS.

Tìm hiểu về bệnh HIV

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một loại virus gây tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. HIV tấn công và làm chết các tế bào CD4, một loại tế bào miễn dịch quan trọng.

AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) là giai đoạn nặng nhất của HIV, nhưng không phải tất cả người nhiễm HIV đều phát triển thành AIDS. AIDS thường được chẩn đoán khi số lượng tế bào CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào/mm3 hoặc khi bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư hiếm gặp.

Suy giảm hệ thống miễn dịch là điều quan trọng đối với việc chẩn đoán AIDS. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, cơ thể trở nên dễ bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi khuẩn, virus, và ký sinh trùng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

benh-lau-co-phai-la-hiv-khong-1.jpg
Human Immunodeficiency Virus tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể

Điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể ngăn ngừa sự phát triển của HIV và giúp duy trì số lượng tế bào CD4, từ đó ngăn ngừa phát triển thành AIDS. Không có cách chữa trị AIDS, nhưng điều trị HIV có thể kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV.

Biến chứng của AIDS có thể bao gồm nhiều bệnh nhiễm trùng và ung thư. Điều này là kết quả của hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều quan trọng là phát hiện và điều trị các biến chứng này càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tử vong.

Tuổi thọ của người nhiễm HIV đã được cải thiện đáng kể từ khi các loại thuốc ARV hiệu quả được phát triển. Nhờ điều trị kịp thời và quản lý bệnh tốt, nhiều người sống với HIV có thể sống một cuộc sống dài hơn và khỏe mạnh.

Bệnh lậu có phải là HIV không?

Một trong những vấn đề quan trọng mà những người mắc bệnh lậu thường quan tâm là liệu bệnh lậu có liên quan đến HIV không? Các chuyên gia cho biết không có trường hợp nào mắc bệnh lậu trực tiếp dẫn đến lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, nhiều người nhiễm HIV thường có tiền sử mắc bệnh lậu. Do vi khuẩn lậu phát triển rất nhanh sau khi xâm nhập vào cơ thể, mỗi khoảng 15 phút lại sôi lên và phân chia thành 2 tế bào mới. Do đó, nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây hại đến nhiều cơ quan khác.

benh-lau-co-phai-la-hiv-khong-2.jpg
Bệnh lậu có phải là HIV không là thắc mắc của nhiều người

Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của người bệnh cũng dần suy yếu, tạo cơ hội cho sự xâm nhập của nhiều loại virus, vi khuẩn, đặc biệt là virus HIV/AIDS. Vì vậy, bệnh lậu, mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh HIV/AIDS, nhưng lại tạo điều kiện cho virus này xâm nhập và phát triển. Do đó, khi điều trị hoặc kiểm tra sức khỏe liên quan đến bệnh lậu, các bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm HIV để đánh giá nguy cơ nhiễm HIV cho người bệnh.

Với người bệnh, việc phát hiện và điều trị bệnh lậu sớm là rất quan trọng. Nó giúp bệnh nhân dễ dàng điều trị bệnh, tiết kiệm chi phí và đồng thời hạn chế khả năng lây nhiễm các bệnh xã hội khác.

Xem thêm: Chẩn đoán phân biệt bệnh lậu và Chlamydia

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.