Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tiểu rắt, tiểu khó là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tiểu rắt, tiểu khó

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiểu khó nghĩa là cảm thấy đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị chứng khó tiểu, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ. Tiểu rắt, tiểu khó có thể điều trị khỏi tùy thuộc vào nguyên nhân, việc sử dụng kháng sinh và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tiểu rắt tiểu khó là gì? 

Tiểu khó là cảm giác đau buốt hoặc khó chịu khi đi tiểu. Chứng khó tiểu không liên quan đến tần suất đi tiểu, mặc dù tần suất tiểu thường xảy ra cùng với chứng khó tiểu. Chứng khó tiểu là dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh nhiễm trùng hoặc vấn đề bệnh lý khác.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiểu rắt tiểu khó

Các triệu chứng của tiểu buốt có thể khác nhau giữa nam giới và phụ nữ, nhưng thường là cảm giác đau khi bắt đầu hoặc sau khi tiểu, nóng rát, châm chích hoặc ngứa.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu thường có triệu chứng đau rát khi bắt đầu đi tiểu, đau bên trong âm hộ.

  • Bệnh liên quan đến bàng quang, tuyến tiền liệt thường có đau sau khi đi tiểu. Ở nữ, đau ngoài vùng âm đạo có thể do viêm kích ứng âm đạo. 

Ở nam giới, cảm giác đau có thể vẫn còn ở dương vật trước và sau khi đi tiểu. 

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tiểu rắt tiểu khó

Tiểu rắt tiểu khó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý đường tiết niệu - sinh dục, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ trầm trọng thêm nhiễm trùng hoặc bệnh lý liên quan tiết niệu - sinh dục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tiểu rắt tiểu khó

Ở nữ giới:

  • Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang).

  • Nhiễm trùng âm đạo.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Viêm nội mạc tử cung và các nguyên nhân khác, viêm túi thừa.

  • Viêm nhiễm trùng bàng quang hoặc niệu đạo.

  • Tình trạng viêm nhiễm vùng âm đạo, tuyến tiền liệt có thể do quan hệ tình dục, vệ sinh thụt rửa, xà phòng gây kích ứng, chất diệt tinh trùng.

  • Thuốc trị ung thư hóa trị hoặc xạ trị vùng xương chậu.

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ở nam giới:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh nhiễm trùng khác, viêm túi thừa.

  • Bệnh về tuyến tiền liệt.

  • Thuốc trị ung thư hóa trị hoặc xạ trị vùng xương chậu.

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đôi khi đi tiểu đau không phải do nhiễm trùng mà do các sản phẩm chăm sóc cá nhân sử dụng ở vùng sinh dục như xà phòng, sữa tắm, hóa chất kích ứng mô âm đạo.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải tiểu rắt tiểu khó?

Ai cũng có thể mắc tiểu rắt, tiểu buốt, nhưng phổ biến ở nữ hơn nam. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tiểu rắt tiểu khó

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu rắt tiểu khó, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu. 

  • Phụ nữ mang thai.

  • Người mắc bệnh tiểu đường.

  • Người mắc bệnh liên quan đến bàng quang.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiểu rắt tiểu khó

Bệnh nhân cần được thăm khám sớm nếu cảm thấy đau hoặc rát khi đi tiểu vì có thể liên quan đến bệnh lý cần điều trị. 

Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, biểu hiện lâm sàng, tần suất quan hệ tình dục, vấn đề thai sản, xét nghiệm để tầm soát, thử thai (với nữ trong độ tuổi sinh sản) và chẩn đoán bệnh. Các dấu hiệu quan sát đặc biệt như nam giới bị chảy mủ từ dương vật hoặc phụ nữ có dịch tiết ra từ âm đạo. 

Xét nghiệm cần thiết có thể là:

  • Xét nghiệm công thức nước tiểu.

  • Cấy mẫu nước tiểu tìm vi khuẩn để dùng kháng sinh phù hợp.

Nếu không tìm thấy dấu hiệu nhiễm trùng trong mẫu nước tiểu, có thể xét nghiệm bổ sung để xem bàng quang hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới, niêm mạc âm đạo hoặc niệu đạo của để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng ở phụ nữ.

Phương pháp điều trị tiểu rắt tiểu khó hiệu quả

Điều trị tiểu khó, tiểu rắt tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng thì cần phải điều trị bằng kháng sinh. Nếu nguyên nhân do kích ứng da hoặc các bệnh lý liên quan đến bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc âm đạo thì dùng các thuốc điều trị tương ứng với bệnh lý để giảm triệu chứng.

Ngoài ra, nếu tiểu khó, tiểu rắt là do kích ứng với mỹ phẩm hoặc đồ dùng cá nhân thì nên đổi mỹ phẩm, xà phòng, thay đổi loại đồ cá nhân mới để giảm tình trạng kích ứng viêm nhiễm.

Một số cách giúp làm giảm bớt cảm giác tiểu rắt, tiểu khó là uống nhiều nước hơn để đi tiểu bớt gắt buốt. Các phương pháp điều trị khác cần dùng thuốc theo đơn.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiểu rắt tiểu khó

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh cũng như điều chỉnh hướng điều trị kịp thời nếu bệnh chưa thuyên giảm.

  • Ổn định tâm lý là phương pháp hữu ích giúp tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh có thể nói chuyện với những người xung quanh, bạn bè, thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hoặc đọc sách, làm những điều khiến tâm lý thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước hơn, khoảng 2 - 3 lít nước mỗi ngày.

Phương pháp phòng ngừa tiểu rắt tiểu khó hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Nếu dùng tã lót, hãy thay khi bẩn.

  • Sau khi phụ nữ đi tiểu, hãy dùng khăn giấy mới và lau sạch nước tiểu bên trong âm đạo.

Nguồn tham khảo

Healthline: https://www.healthline.com/health/urination-painful 

Các bệnh liên quan

  1. Đạm niệu

  2. Cơn đau quặn thận

  3. Tăng natri máu

  4. Viêm đường tiết niệu

  5. Nhiễm trùng tiết niệu

  6. Són tiểu

  7. Hội chứng viêm cầu thận

  8. Hội chứng thận hư bẩm sinh

  9. Bệnh thận do HIV

  10. Ghép thận