Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Xét nghiệm PSA là gì? Đối tượng nào cần xét nghiệm PSA?

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới là ung thư tiền liệt tuyến. Ở giai đoạn đầu của căn bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể nên rất khó phát hiện. Phương pháp giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến từ giai đoạn đầu là xét nghiệm chỉ số PSA. Vậy xét nghiệm PSA là gì? Long Châu mời bạn tham khảo bài viết ngay sau đây.

Chỉ số PSA được coi là một bước đột phá trong việc phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Vậy chỉ số PSA có giá trị gì? Ý nghĩa của xét nghiệm PSA trong việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến sẽ như thế nào?

Tìm hiểu về xét nghiệm PSA

Một trong những bệnh lý nguy hiểm ở nam giới, có tỷ lệ tử vong hàng đầu là ung thư tuyến tiền liệt. Nếu căn bệnh này được phát hiện sớm và chữa trị từ đầu thì cơ hội sống của bệnh nhân sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, bệnh này lại không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng nên khó phát hiện và điều trị.

Phương pháp xét nghiệm chỉ số PSA là một bước đột phá trong nền Y học nhằm phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Nhờ xét nghiệm chỉ số PSA mà việc chuẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng và chính xác hơn, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ sống cho người bệnh.

Xét nghiệm PSA là gì? Đối tượng nào cần xét nghiệm PSA? 1
Xét nghiệm PSA là bước đột phá giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt

Vậy xét nghiệm PSA hay chỉ số PSA có ý nghĩa gì? PSA là viết tắt của Prostate-specific Antigen, một loại kháng nguyên đặc hiệu do tuyến tiền liệt tiết ra. PSA có trong tinh dịch hoặc một lượng nhỏ trong máu. Đây là phương pháp xác định nồng độ PSA có trong máu.

Đối với người khỏe mạnh thì nồng độ PSA sẽ rất thấp. Nhưng khi mắc ung thư tiền liệt tuyến thì gần như 100% người bệnh có nồng độ PSA trong máu tăng cao. Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp, nồng độ PSA tăng cao trong máu là dấu hiệu nhận biết tuyến tiền liệt đang có các rối loạn bất thường lành tính như: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt. Vì vậy, chỉ số PSA là một căn cứ để bác sĩ xác định chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.

Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bạn sẽ được tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch. Tiếp theo, nhân viên y tế sẽ đem mẫu máu đến phòng thí nghiệm để định lượng nồng độ PSA (ng/mL).

Để chẩn đoán chính xác về ung thư tiền liệt tuyến, ngoài chỉ số PSA tăng cao trong máu, các bác sĩ còn dựa vào yếu tố khác bao gồm: Độ tuổi, tiền sử gia đình, các thuốc đang sử dụng, kích thước tiền liệt tuyến, sự thay đổi chỉ số PSA trong máu,... Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện sinh thiết tiền liệt tuyến để nắm rõ những dấu hiệu bất thường.

Đối tượng nào cần xét nghiệm PSA?

Vậy những đối tượng nào cần nên làm xét nghiệm PSA? Thực tế, không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm chỉ số PSA nói trên, chỉ có một vài trường hợp sau đây mới được bác sĩ chỉ định thực hiện:

  • Nam giới từ 50 tuổi thường được các tổ chức Y tế khuyến cáo nên xét nghiệm chỉ số này định kỳ hàng năm. Nam giới từ 45 tuổi nếu trong nhà có người thân đã mắc ung thư tiền liệt tuyến trước đó hoặc nam giới trên 40 tuổi nếu mang gen BRCCA1/ BRCA2 cũng nên xét nghiệm hàng năm để phát hiện sớm bệnh và điều trị.
  • Đối với trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chỉ số PSA để đánh giá phác đồ điều trị có mức độ hiệu quả ra sao, đồng thời theo dõi các vấn đề về bệnh và khả năng tái phát của tế bào ung thư.
Xét nghiệm PSA là gì? Đối tượng nào cần xét nghiệm PSA? 2
Tùy đối tượng, không phải ai cũng cần xét nghiệm chỉ số PSA

Chỉ số PSA có ý nghĩa gì trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến?

Phương pháp xét nghiệm chỉ số PSA có độ đặc hiệu tới 91% và độ nhạy khoảng 21% nên giúp việc chẩn đoán và phát hiện ung thư tiền liệt tuyến trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Khi biết kết quả, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số PSA để phân tích:

  • Đối với người khỏe, chỉ số PSA toàn phần có trong máu sẽ dưới 4 ng/mL.
  • Nếu kết quả chỉ số PSA toàn phần trong máu từ 4 - 10 ng/mL thì cần theo dõi và loại trừ các nguyên nhân khác ảnh hưởng tới việc tăng PSA.
  • Khi chỉ số PSA tăng hơn 10 ng/mL, tình trạng này nghi ngờ là ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, không phải cứ dựa vào nồng độ PSA trong máu cao là có thể kết luận ung thư tiền liệt tuyến. Có một số bệnh lý liên quan làm tăng chỉ số này mà chúng ta chưa biết như: Phì đại tuyến tiền liệt lành tính, viêm tuyến tiền liệt,... Vì vậy, bạn nên thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm căn bệnh này.

PSA được tồn tại dưới 2 dạng: PSA tự do (free PSA) và PSA có gắn protein. PSA ở dạng tự do thường sẽ giảm ở những người mắc ung thư tiền liệt tuyến. Vì vậy, việc thiết lập tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần (fPSA/TPSA) sẽ giúp phân biệt được các trường hợp mắc bệnh:

  • Nếu free PSA/PSA toàn phần thấp, tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến là 56%.
  • Nếu free PSA/PSA toàn phần cao (>0.25) thì tỷ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến chỉ 0.8%.
Xét nghiệm PSA là gì? Đối tượng nào cần xét nghiệm PSA? 3
Chỉ số PSA có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán các bất thường về tiền liệt tuyến

Trên đây là những thông tin chia sẻ về xét nghiệm chỉ số PSA trong ung thư tiền liệt tuyến. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về xét nghiệm PSA, ý nghĩa của chỉ số PSA trong chẩn đoán bệnh. Long Châu cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.