Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi đi khám nội tiết, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh. Trong đó, xét nghiệm LH là hạng mục quan trọng giúp đánh giá chức năng, sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Vậy xét nghiệm LH là gì và chỉ số cao hay thấp của xét nghiệm này cho biết những vấn đề gì về sức khỏe?
Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, rối loạn tuyến yên, rụng trứng bất thường, nghi ngờ bị rối loạn nội tiết hay rối loạn tuyến sinh dục thì bạn nên đi xét nghiệm LH.
LH (Luteinizing hormone) là một chất hóa học trong cơ thể người được tiết ra từ tuyến yên ở não. Hormone này đóng vai trò trong việc kiểm soát chức năng của buồng trứng và tinh hoàn, cho phép hệ thống sinh sản ở cả hai giới hoạt động bình thường. Đặc biệt ở nữ giới, LH thúc đẩy quá trình rụng trứng và hỗ trợ sản xuất hormone cần thiết cho việc mang thai.
Xét nghiệm LH là phương pháp được sử dụng để đo lường đo nồng độ của hormone LH trong huyết thanh. Đây được xem là một trong các kỹ thuật quan trọng để chẩn đoán vô sinh ở cả nam và nữ giới. Đồng thời giúp kiểm tra các vấn đề liên quan đến hiện tượng dậy thì sớm hay muộn ở trẻ em.
Mục đích xét nghiệm LH phụ thuộc vào người được yêu cầu xét nghiệm là nam giới, nữ giới hay trẻ em. Cụ thể:
Đối với phụ nữ, xét nghiệm LH được thực hiện với những mục đích như:
Nữ giới sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm LH khi:
Với phái mạnh, xét nghiệm LH được chỉ định thực hiện với mục đích:
Do đó, nam giới sẽ được chỉ định tiến hành xét nghiệm LH khi:
Mặt khác, dù là nam hay nữ bạn đều phải thực hiện xét nghiệm LH nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng, nghi ngờ mắc rối loạn tuyến yên bao gồm:
Trẻ em cũng cần xét nghiệm LH khi muốn kiểm tra có nguy cơ bị dậy thì sớm hoặc muộn hay không. Các bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào cột mốc tuổi như sau:
Bạn không cần chuẩn bị bất kỳ điều gì trước khi tiến hành xét nghiệm LH. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm bổ sung hoặc thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả nên bạn cần ngừng sử dụng. Các bác sĩ sẽ thông báo cụ thể từng loại cho bạn. Nếu xét nghiệm được chỉ định bất ngờ, hãy thông báo với bác sĩ cụ thể những loại thuốc mình đang dùng.
Các chị em cần ngưng sử dụng thuốc nội tiết tố và thuốc tránh thai trong 4 tuần trước khi làm xét nghiệm LH. Đồng thời, hãy ghi nhớ để báo cho bác sĩ ngày bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của bạn.
Nếu bạn đang xạ trị, hóa trị hay thực hiện bất kì thủ thuật nào với chất phóng xạ, hãy thông báo với bác sĩ vì những chất này có thể ảnh hưởng đến kết quả của chỉ số LH. Lúc này, bạn cũng cần nhịn ăn trong vòng 8 giờ trước khi lấy máu.
Phạm vi bình thường của chỉ số LH giữa nam, nữ và trẻ em là khác nhau và dưới đây là các giá trị tham khảo:
Ở nữ giới:
Ở nam giới: Giá trị LH bình thường: 1.7 - 8.6 mIU/mL.
Còn ở trẻ em, giá trị bình thường của chỉ số LH có thể thay đổi theo độ tuổi và giai đoạn phát triển. Nếu chưa đến tuổi dậy thì, nồng độ hormone LH bình thường khi:
Lưu ý: Các giá trị bình thường này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng phòng thí nghiệm và phương pháp xét nghiệm cụ thể.
Tùy giới tính, độ tuổi và giai đoạn cụ thể mức độ bất thường của nồng độ LH có thể là dấu hiệu cho biết một số vấn đề như:
Có thể thấy với cả nam và nữ giới lẫn người chưa trưởng thành, nồng độ LH có liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hãy đến cơ sở y tế làm xét nghiệm LH để kiểm tra định lượng. Từ đó có phương pháp điều trị thích hợp đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.