Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xử lý như thế nào khi bé bị ngã sưng mắt?

Ngày 13/04/2022
Kích thước chữ

Trẻ em luôn có nguồn năng lượng tràn trề, thích chạy nhảy, hiếu động dễ té ngã, chấn thương, sưng mắt. Vậy nếu bé bị ngã sưng mắt thì phải xử lý như thế nào kịp thời để tránh nguy hiểm? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Trẻ nhỏ thông thường sẽ hiếu kỳ và hoạt động nhiều hơn và khả năng chấn thương cũng sẽ cao hơn, đặc biệt là chấn thương ở vùng mắt của bé. Chính vì thế mà cha mẹ cần biết nhiều hơn về những cách xử lý chấn thương cũng như phòng tránh chấn thương cho bé. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ nói rõ hơn về vấn đề bé bị ngã sưng mắt và chấn thương mắt cũng như cách xử lý tình trạng này nhé!

Thế nào là chấn thương mắt ở trẻ nhỏ?

Xử Lý Như Thế Nào Khi Bé Bị Ngã Sưng Mắt? 1 Chấn thương mắt ở trẻ là vấn đề thường gặp

Chấn thương mắt đối với trẻ nhỏ thông thường sẽ gặp khá nhiều trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và cũng có thể xảy ra tình cờ ở nhiều tình huống khác nhau như là sinh hoạt, vui chơi, chơi thể thao, té ngã,...

Khi gặp chấn thương những nơi có thể bị tổn thương như là da, tổ chức mô quanh mắt, xương hốc mắt, nhãn cầu. Thông thường những chấn thương nhỏ và cạn sẽ không cần phải điều trị và có thể lành lại sau khoảng 48 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, ở một vài chấn thương mắt không có những biểu hiện rõ ràng từ ban đầu nhưng xử lý chậm trễ có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Những dấu hiệu và triệu chứng bé bị ngã sưng mắt

Xử Lý Như Thế Nào Khi Bé Bị Ngã Sưng Mắt? 2 Triệu chứng sẽ tùy thuộc vào từng loại chấn thương

Chấn thương mắt ở trẻ con là chấn thương ở bất kỳ vùng nào ở mắt và xung quanh mắt. Tuỳ vào các loại chấn thương khác nhau mà mắt của bé sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, ở vài độ tuổi thì trẻ lại không thể diễn đạt bằng lời cho ba mẹ vì vậy ba mẹ cần phải chú ý khi bé có những triệu chứng sau đây:

  • Bé bồn chồn và khó tập trung.
  • Bé bị đau, nhức mỏi mắt và bị chói khi nhìn ánh sáng.
  • Mí mắt bị đỏ và sưng lên.
  • Mí mắt bị rách da, bầm tím hoặc chảy máu ở những vết thương quanh mắt.
  • Nước mắt chảy nhiều và giàn giụa.
  • Bé hay dùng tay che một hoặc hai bên mắt.
  • Thị lực của bé bị thay đổi.
  • Bé bị đau đầu.

Những cách xử lý khi bé bị ngã sưng mắt

Xử Lý Như Thế Nào Khi Bé Bị Ngã Sưng Mắt? 3 Xử lý thế nào khi trẻ bị chấn thương mắt

Sưng mắt do bỏng vì tiếp xúc với hoá chất làm cho mắt đỏ, nóng rát, đau

Ba mẹ phải đưa bé đi rửa mắt lại bằng nước sạch trong vòng 15 - 20 phút là ít nhất nhằm loại bỏ các hoá chất và hạn chế tối thiểu những tổn thương cho bé:

  • Trẻ nhỏ thì ba mẹ đặt bé nằm ngửa và sử dụng tay banh rộng mắt của bé.
  • Trẻ lớn hơn thì ba mẹ đặt bé ngồi cúi đầu vào bồn rửa tay sao cho bên mắt bị chấn thương phải thấp hơn bên còn lại.

Ba mẹ lưu ý nhắc bé đảo mắt liên tục để tăng cao hiệu quả rửa mắt.

Sau khoảng 24 tiếng tiếp xúc với hóa chất mới có thể đánh giá chính xác được mức độ nghiệm trọng và cần đưa bé đi cấp cứu và mang theo loại hoá chất gây chấn thương.

Sưng mắt do chấn thương dị vật

Những dị vật như cát, bụi, côn trùng, vụn gỗ,... mặc dù nhỏ lo ti nhưng khi rơi vào mắt trẻ em đều sẽ có thể gây nên những triệu chứng và thường sẽ khá nhạy cảm với ánh sáng chói loá.

Ba mẹ cần lưu ý:

  • Không được cho bé chạm hay dụi tay vào mắt để tránh bị khô mắt và nhiễm trùng mắt.
  • Không được sử dụng giấy hoặc bông gòn để lấy dị mắt ra vì có thể gây nhiễm trùng mắt hoặc đẩy dị vật vào sâu bên trong mắt, thậm chí có thể gây xước kết mạc, giác mạc.

Thay vì như vậy ba mẹ nên thử:

  • Đặt trẻ nằm ngửa lên cùng với trấn an trẻ.
  • Dùng tay banh rộng mắt trẻ, sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt hoặc ngâm mắt của bé trong nước sạch.

Trường hợp vẫn không thể lấy dị vật ra khỏi mắt bé, hãy yêu cầu bé nhắm mắt lại hoặc băng nhẹ cả hai bên nhằm hạn chế mắt cử động và giảm thiểu được chấn thương. Sau đó hãy đưa trẻ đến bệnh viện mắt và khám.

Sưng mắt do những vật nhọn đâm vào mắt

Chấn thương do những vật nhọn hoặc có thể không nhọn lắm nhưng tốc độ di chuyển khá nhanh và gây tổn thương nhiều cấu trúc ở mắt hoặc thậm chí có thể làm viêm giác mạc hoặc thậm chí là thủng nhãn cầu:

  • Không được cho trẻ chạm tay và dụi tay vào mắt.
  • Không rửa mắt bằng nước hoặc những dung dịch khác.
  • Không tìm cách để lấy dị vật ra khỏi mắt.
  • Không cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau.
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống thêm bất kỳ thứ gì để phòng hờ trường hợp cần phải gây mê để xử lý vết thương.

Những cách phòng bé bị ngã sưng mắt

Thông thường những chấn thương ở trẻ em xảy ra do sự bất cẩn của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Vì vậy mà ba mẹ cần phải giáo dục trẻ thường xuyên để chúng có được ý thức tự bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh đó, đa phần những chấn thương ở mắt có thể sử dụng những biện pháp phòng tránh phù hợp:

  • Lựa chọn đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ em, tránh những đồ chơi có đầu nhọn.
  • Theo sát trẻ khi chơi các trò chơi hoặc thể thao.
  • Hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn những vật dụng nguy hiểm như mắc áo, bút chì, kéo,...
  • Che chắn cẩn thận những góc nhọn của tủ, bàn, lắp đủ đèn trên tay vịn của cầu thang.
  • Để những hoá chất tẩy rửa tránh xa tầm tay của trẻ em.

Bài viết trên là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về vấn đề bé bị ngã sưng mắt cũng như chấn thương mắt và những cách xử lý vấn đề này. Hy vọng những thông tin mà Long Châu đã cung cấp trên sẽ hữu ích với các bạn.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh về mắt