Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc chống đông kháng vitamin K được sử dụng để điều trị và phòng ngừa huyết khối, nhưng nếu sử dụng quá liều, người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng chảy máu, thậm chí đe dọa tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử trí quá liều thuốc chống đông nhằm bảo vệ sức khỏe người bệnh và hạn chế tối đa rủi ro.
Hướng dẫn xử trí quá liều thuốc chống đông kháng vitamin K hiệu quả. Tìm hiểu quy trình cầm máu, đánh giá tình trạng bệnh, điều chỉnh thuốc và các biện pháp hỗ trợ tối ưu.
Thuốc chống đông kháng vitamin K, hay còn gọi là thuốc kháng vitamin K, là một nhóm thuốc chống đông máu dùng đường uống, được chỉ định để điều trị và phòng ngừa huyết khối trong mạch máu. Thuốc có tác dụng ngăn cản sự hình thành và phát triển kích thước của huyết khối, nhưng không có khả năng làm tan huyết khối đã hình thành. Tại Việt Nam, hai loại thuốc thường được sử dụng là Sintrom (acenocoumarol) và Coumadin (warfarin).
Cơ chế tác dụng của thuốc kháng vitamin K là ức chế quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K, bao gồm các yếu tố II, VII, IX và X, tại gan. Trong cơ thể, vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu.
Khi sử dụng quá liều thuốc chống đông, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu chảy máu được chia thành hai mức độ:
Chảy máu nhẹ:
Chảy máu nặng:
Khi gặp bất kỳ dấu hiệu chảy máu nào, đặc biệt là các tình trạng chảy máu nặng, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được xử trí quá liều thuốc chống đông kịp thời.
Khi xảy ra biến chứng chảy máu do dùng quá liều thuốc chống đông, người bệnh cần bình tĩnh và đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ xử trí quá liều thuốc chống đông. Các bước được thực hiện như sau:
Đối với bệnh nhân không có triệu chứng: Bệnh nhân cần được xét nghiệm chỉ số INR để đánh giá mức độ đông máu và nguy cơ hình thành huyết khối. Dựa vào chỉ số INR, có phương án điều trị như sau:
Đối với bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết: Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chảy máu, cần đánh giá mức độ nghiêm trọng dựa trên 4 tiêu chuẩn:
Nếu có ít nhất một tiêu chuẩn nặng, cần nhanh chóng thông báo cho đội cấp cứu và chuẩn bị phức hợp prothrombin đậm đặc, vitamin K dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu không có tiêu chuẩn nặng, cần làm test nhanh INR. Nếu INR vượt mức mục tiêu, xử trí theo hướng dẫn dành cho bệnh nhân không triệu chứng. Đồng thời, tìm hiểu nguyên nhân và theo dõi lâm sàng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Lượng vitamin K trong cơ thể phụ thuộc vào hàm lượng của từng loại thực phẩm. Do đó, khi sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về các loại thực phẩm và lên kế hoạch duy trì lượng vitamin K ổn định mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: Cải xoăn, rau bina, bắp cải Brussels, mù tạt xanh, rau diếp xanh, cải cầu vồng, bông cải xanh, măng tây, mùi tây,...
Nếu đột ngột tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin K, hiệu quả của thuốc kháng vitamin K trong việc ngăn ngừa huyết khối sẽ bị giảm. Ngược lại, nếu giảm lượng vitamin K trong cơ thể do ăn ít thực phẩm chứa vitamin K, nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng. Các thực phẩm ít vitamin K gồm: Bắp ngọt, hành, bí đao, cà tím, cà chua, nấm, khoai lang, dưa chuột, bắp cải, quả đào, táo, dâu tây, dưa hấu, dứa, chuối,...
Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý duy trì lượng vitamin K ổn định trong thực đơn hàng ngày và tránh đột ngột thay đổi chế độ ăn thực phẩm chứa nhiều hoặc ít vitamin K khi đang dùng thuốc kháng vitamin K. Ngoài ra, để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần làm xét nghiệm INR thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc.
Đối với nhóm thuốc kháng đông thế hệ mới (NOACs) như rivaroxaban và dabigatran, cơ chế là tác động trực tiếp vào các yếu tố đông máu: rivaroxaban ức chế yếu tố Xa, còn dabigatran ức chế yếu tố II (Thrombin), giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Do cơ chế này, nhóm NOACs ít chịu tác động bởi chế độ ăn, mang lại sự tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.
Việc xử trí quá liều thuốc chống đông kháng vitamin K đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế từ việc xác định mức độ nghiêm trọng của chảy máu, điều chỉnh liều dùng thuốc đến thực hiện các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Quan trọng nhất, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị, tái khám định kỳ và thông báo ngay những dấu hiệu bất thường để được can thiệp kịp thời. Điều này không chỉ đảm bảo hiệu quả điều trị mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.