Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ chế đông cầm máu được kích hoạt khi cơ thể bị chảy máu để tạo một nút cầm máu nơi thành mạch bị tổn thương, ngăn ngừa mất máu quá nhiều và giúp hàn gắn vết thương nhanh chóng, đảm bảo quá trình lưu thông máu không bị gián đoạn.
Bất kỳ ai cũng đã từng bị chảy máu ở một bộ phận bất kỳ trên cơ thể, lúc này cơ chế đông máu của cơ thể sẽ tự động kích hoạt để ngăn chặn máu chảy và làm lành vết thương. Quá trình đông máu sẽ gồm nhiều yếu tố tham gia và nhiều phản ứng, để hiểu rõ hơn về cơ chế đông cầm máu mời bạn đọc cùng xem qua bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Cơ chế đông cầm máu diễn ra ngay lập tức khi có tổn thương trên da hoặc đứt mạch máu, giúp thay đổi tình trạng vật lý của máu khi một protein hòa tan trong máu được chuyển thành sợi huyết dạng gen rắn để lấp vị trí thành mạch bị tổn thương, ngăn cản tình trạng chảy máu và giúp máu luôn duy trì máu ở thể lỏng.
Thêm nữa cơ chế đông cầm máu thực tế còn phụ thuộc vào vị trí chảy máu để quyết định con đường đông máu nào được khởi động hoặc diễn ra song song:
Ngoài ra việc xét nghiệm các yếu tố đông máu có mặt trong 2 con đường đông máu trên, còn giúp bác sĩ đánh giá được chức năng đông máu, thời gian diễn ra quá trình đông máu,... của từng người để kết luận khả năng xảy ra tình trạng tăng đông hoặc chảy máu nhiều dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim không.
Quá trình đông cầm máu diễn ra nhờ sự cân bằng giữa hai cơ chế sau đây dưới sự điều hòa của thần kinh và thể dịch:
Thêm nữa để làm lành vùng da bị tổn thương và ngăn chảy máu, cơ chế đông cầm máu trong cơ thể sẽ diễn ra với 4 giai đoạn chính sau đây.
Dưới tác động của thần kinh cho biết cảm giác đau và tế bào nội mạc tiết ra thể dịch, co mạch là phản xạ đầu tiên để làm giảm lưu thông máu, cầm máu tạm thời để hạn chế làm tổn thương thành mạch và tạo điều kiện cho các tiểu cầu bám dính vào thành mạch.
Nếu tổn thương càng nhiều, phản xạ co mạch càng mạnh mẽ hơn có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ, đồng thời quá trình hình thành nút tiểu cầu và đông máu cũng được diễn ra.
Khi thành mạch tổn thương, bề mặt gồ ghề và có lực hút tĩnh điện, lớp dưới niêm mạc lộ ra để tạo điều kiện kết dính tiểu cầu ngay lập tức.
Sau đó tiểu cầu bị thay đổi hình dạng và giải phóng các chất làm kết dính tiểu cầu, tạo thành nút tiểu cầu. Chỉ với vài phút, nút tiểu cầu đã phát triển nhanh về kích thước để lấp đầy mạch máu bị tổn thương để cầm máu.
Ngoài ra nút tiểu cầu còn “góp sức” thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra, cụ thể đối với các tổn thương mạch máu nhỏ, nút tiểu cầu sẽ cầm máu nhanh chóng. Nhưng riêng với những tổn thương lớn cần có cục máu đông hình thành.
Giai đoạn đông máu chịu ảnh hưởng của hơn 50 chất và gồm nhiều chuỗi phản ứng xảy ra liên tiếp theo thứ tự:
Sau khi các cục máu đông fibrin lấp kín mạch máu bị tổn thương, sẽ trở thành sẹo sau đó tan ra để làm thông thoáng lòng mạch, đồng thời quá trình tuần hoàn cũng trở lại bình thường để đảm bảo việc nuôi dưỡng các tổ chức bên dưới vùng bị tổn thương.
Ở một số người vì nhiều lý do nên mắc hội chứng rối loạn đông máu dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp và nguy hiểm, cụ thể:
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu được ý nghĩa quan trọng của cơ chế đông cầm máu, ngoài việc giúp ngăn chặn việc chảy máu còn đảm nhiệm làm lành nhanh chóng vùng mạch máu bị tổn thương.
Xem thêm: Có bao nhiêu xét nghiệm đông máu cơ bản?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.