Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh thường khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng. Khả năng miễn dịch kém nên trẻ sơ sinh thường dễ bị mắc các triệu chứng xuất huyết. Vậy xuất huyết ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng tránh tình trạng này?

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh sẽ rất khó phát hiện nếu phụ huynh không có kiến thức và am hiểu nhất định. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ khiến trẻ nhỏ rơi vào tình trạng hết sức nguy hiểm. Vì thế, nếu đang có trẻ nhỏ trong nhà, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở dưới da, não, màng não nên rất khó phát hiện. Nguyên nhân của bệnh xuất phát do hệ miễn dịch kém cũng như khả năng đông máu ở trẻ còn hạn chế.

Việc xuất huyết khiến cho máu chảy ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Bệnh xuất huyết ở trẻ nhỏ sẽ không thường xuyên xuất hiện. Tuy nhiên, khi mắc phải, tính mạng của trẻ sơ sinh bị đe dọa, đem đến nỗi lo lắng, bất an cho các bậc cha mẹ. Vì thế, Bộ Y tế đã triển khai quá trình tiêm bổ sung vitamin K cho trẻ nhỏ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Ngoài tiêm, cha mẹ có thể cho trẻ uống vitamin K.

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả 1Xuất huyết ở trẻ sơ sinh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh xuất huyết ở trẻ nhỏ sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Cha mẹ cần nắm được để nhanh chóng phát hiện và điều trị cho trẻ kịp thời. Thông thường, bệnh xuất huyết bộc phát qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu bệnh khởi phát sớm

Giai đoạn này được tính trong vòng 24 giờ đầu tiên của bệnh. Bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết nếu trong quá trình thai kỳ, bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống co giật: Sử dụng thuốc này sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa vitamin K gặp khó khăn. Một số loại thuốc cụ thể như primidone, phenobarbital, phenytoin, carbamazepine.
  • Thuốc làm loãng máu mà mẹ bầu sử dụng như aspirin, warfarin.
  • Sử dụng kháng sinh khi mang thai như cephalosporin.
  • Dùng thuốc chống bệnh lao như isoniazid, rifampicin.

Bước sang giai đoạn khởi phát cơ bản

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị xuất huyết sẽ diễn ra từ 2 - 7 ngày sau khi sinh. Bệnh thường diễn ra ở trẻ chưa được bổ sung thêm vitamin K dự phòng. Những trẻ bú mẹ hoàn toàn và thiếu vitamin K sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Quá trình khởi phát muộn

Bệnh sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian 2 tuần - 6 tháng tuổi của trẻ nhỏ. Nếu chưa được tiêm vitamin K, trẻ sẽ dễ mắc bệnh này. Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng khiến cho trẻ nhỏ dễ bị bệnh:

  • Sữa mẹ cho bé bú có hàm lượng vitamin thấp.
  • Đường mật bị hẹp khiến cho tắc mật.
  • Xơ nang, bệnh Celiac, tiêu chảy mãn tính, viêm gan.

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị mắc bệnh xuất huyết

Như đã nói, nguyên nhân xuất huyết ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do không được bổ sung vitamin K đầy đủ. Bé bổ sung đầy đủ vitamin K sẽ luôn khỏe mạnh và có được sự phát triển toàn diện hơn.

Việc thiếu vitamin K thường đến từ quá trình mang thai. Vì thế, trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ cần chú ý tới việc bổ sung vitamin K vào trong cơ thể để không ảnh hưởng đến bé. Ngoài ra, việc sữa mẹ chỉ có một lượng vitamin K nhỏ cũng khiến bé dễ bị mắc bệnh.

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả 2Thiếu vitamin K là nguyên nhân gây ra xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng thường thấy khi trẻ sơ sinh mắc bệnh xuất huyết

Nếu bị xuất huyết, bé thường phát triển chậm và không được bình thường. Để càng lâu, bệnh sẽ càng trở nên nghiệm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu của thể mà cha mẹ cần hết sức cảnh giác:

  • Xuất hiện việc chảy máu dù không thường xuyên.
  • Cân nặng thực thế của bé không tương xứng với tuổi.
  • Quá trình tăng cân chậm, không đáng kể.

Bệnh thường xuất hiện ở những bộ phận cơ thể nhất định như gốc rốn, màng nhầy từ mũi, miệng, từ các vết tiêm phòng vacxin, da, hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nếu để ý hơn, bạn sẽ còn thấy bé có dấu hiệu xuất huyết qua nước tiểu, phân hay các vết bầm tím, khối u trên đầu.

Thông thường, các u lành tính sẽ mờ dần và tự hết theo thời gian. Nếu thấy các khối u này không có tiến triển suy giảm, bạn hoàn toàn có căn cứ để nghi ngờ bé đang bị xuất huyết nội sọ. Tình trạng này được đánh giá rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, khi có nghi ngờ, bạn cần cho trẻ tới các cơ sở y tế để khám ngay.

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả 3Nhiều triệu chứng xuất huyết có thể nhận biết ở trẻ sơ sinh

Các biện pháp giúp cha mẹ phòng tránh bệnh xuất huyết cho trẻ sơ sinh

Có rất nhiều phương pháp giúp cho bậc cha mẹ hạn chế bệnh xuất huyết xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bạn cần chú ý tới những phương pháp thiết thực sau:

Cần tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Khi có được kiến thức về bệnh, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện tình trạng bất thường ở trẻ nhỏ và có được những cách xử lý phù hợp nhất. Cha mẹ cần theo dõi chi tiết các triệu chứng xuất hiện ở trẻ để có những phát hiện kịp thời, nhanh chóng.

Bổ sung vitamin K cho trẻ

Tiêm bổ sung vitamin K cho bé sau khi sinh là biện pháp hiệu quả nhất. Nó giúp cho bé tránh được việc mắc bệnh. Bạn chỉ cần cho trẻ tiêm một mũi là đã giúp bé có được lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi tiêm, bạn cần xem tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch của bé.

Hiện nay, Bộ Y tế đã thực hiện việc cung cấp vitamin K cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh nhằm bảo vệ bé khỏi nguy cơ xuất huyết não, màng não do thiếu vitamin K.

Bổ sung vitamin K trong thời gian mang thai

Khi mang thai, nếu có sử dụng thuốc chống động kinh, chống loãng máu, bạn cần thông báo cho bác sĩ. Nhờ đó, bác sĩ sẽ nắm được tình hình và đưa ra biện pháp cụ thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh.

Việc tìm hiểu vai trò của vitamin K là rất cần thiết. Trong thời kỳ mang thai và sau sinh, bạn cần tích cực bổ sung vitamin K với nhiều cách thức khác nhau. Sử dụng một chế độ ăn khoa học, giàu vitamin K là cách hiệu quả giúp cho bạn hạn chế trẻ sinh ra mắc phải bệnh xuất huyết.

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ khi bé bị chẩn đoán mắc xuất huyết

Nếu bị xuất huyết do thiếu vitamin K, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Việc phát hiện càng sớm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nếu bé bú sữa mẹ, bạn cần có các biện pháp giúp cho bé hấp thụ được đầy đủ lượng vitamin K cần thiết.

Như vậy, xuất huyết ở trẻ sơ sinh là rất nguy hiểm và cần phải phát hiện, điều trị sớm. Do đó, các bậc cha mẹ cần có kiến thức và chú ý tới con nhỏ của mình. Sử dụng nhiều cách bổ sung vitamin K cho bé sẽ giúp cha mẹ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của trẻ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin