Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch có di truyền không?

Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ

Các bệnh lý về tim mạch luôn gây ra các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Có nhiều ý kiến cho rằng các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch là những bệnh mắc phải, không liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên cũng không ít người lại nhận định rằng bệnh tim mạch có thể di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Vậy bệnh tim mạch có di truyền không?

Bệnh lý tim mạch bắt nguồn từ nhiều yếu tố nguy cơ. Vậy có các yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh tim mạch? Bệnh tim mạch có di truyền không? Để có một trái tim khỏe, chúng ta cần chăm sóc như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.

Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tim mạch

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là những yếu tố làm tăng cao khả năng mắc bệnh về tim mạch, dù là yếu tố bên trong hay bên ngoài cơ thể. Khi một người nào đó mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh của người đó sẽ gia tăng. Nói về yếu tố hay nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp và phân chia thành 2 nhóm, bao gồm:

Những yếu tố không thể thay đổi

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch nhưng không có khả năng thay đổi, bao gồm:

  • Giới tính: Theo các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch cao hơn so với nữ giới và độ tuổi mắc bệnh tim mạch còn khá trẻ. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi mãn kinh, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch giữa 2 giới nam và nữ là tương đương nhau.
  • Tuổi cao: Ở những người lớn tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên cùng với thời gian làm việc của trái tim đã lâu năm nên bị suy yếu, vách tim dày hơn hoặc động mạch bị xơ vữa, khiến cho khả năng co bóp của tim bị suy giảm. Do đó, khi tuổi tác càng cao thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người chết do đột quỵ ở độ tuổi >65 chiếm trên 40%.
  • Di truyền: Trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc bị đột quỵ trước 55 tuổi (nam giới) và trước 65 tuổi (nữ giới) sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch có di truyền không? 1
Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao hơn người trẻ tuổi

Những yếu tố có thể thay đổi

Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch có thể thay đổi có liên quan đến quá trình phát triển và trưởng thành của con người. Các yếu tố có thể kể đến như sau:

  • Môi trường sống có áp lực cao, tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dễ bị tăng huyết áp.
  • Hàm lượng cholesterol trong máu cao dễ gây ra các rối loạn mỡ máu và thành mạch máu.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Ít vận động, rèn luyện thể dục - thể thao.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, ít chất xơ.
  • Mắc bệnh đái tháo đường sẽ dẫn đến biến chứng là bệnh tim mạch.
  • Uống rượu bia, sử dụng thuốc lá.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố nguy gây ra các bệnh về tim mạch. Vậy bệnh tim mạch có di truyền không?

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch có di truyền không? 2
Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có di truyền không?

Chúng ta cần hiểu được rằng, đa số các bệnh về tim mạch xảy ra thường là do lối sống không lành mạnh của mỗi người và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch liên quan đến yếu tố di truyền là rất thấp.

Theo các nghiên cứu cho thấy, một số bệnh về tim mạch như bệnh cơ tim phì đại, bệnh giãn cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, chứng Brugada, cao huyết áp… thì có thể có tính chất di truyền trong gia đình. Cụ thể, nếu trong gia đình có ông bà hoặc bố mẹ mắc các bệnh lý tim mạch này thì con cái và anh em ruột sẽ có khả năng kế thừa các gen bệnh và tăng nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Thêm vào đó, nguyên nhân gây ra các bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất… có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc có sự rối loạn nhiễm sắc thể trong bộ gen. Cụ thể, trong gia đình có thành viên mắc phải một số hội chứng bệnh như hội chứng Down, hội chứng Marfan, biến dị gen… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh là rất cao.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách tầm soát sàng lọc trước sinh, thực hiện điện tâm đồ cho bản thân và các thành viên trong gia đình để sớm phát hiện bệnh và chủ động có những thay đổi tích cực đối với các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch có di truyền không? 3
Bệnh tim mạch có di truyền không?

Cần làm gì để có một trái tim khỏe mạnh?

Như vậy, bạn đọc đã biết các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và có câu trả lời cho thắc mắc bệnh tim mạch có di truyền không. Tuy nhiên, làm thế nào để hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi sở hữu một trái tim khỏe mạnh chính là “chìa khóa vàng” để đến với một cuộc sống chất lượng. Hiện nay, tỷ lệ tử vong do đột quỵ và do các bệnh lý tim mạch đang ngày càng gia tăng. Do đó, bạn cần xây dựng các thói quen sinh hoạt và làm việc lành mạnh, khoa học để giảm thiểu tối đa các nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Chế độ ăn uống khoa học

Theo các chuyên gia khuyến cáo, những người có tiền sử bệnh tim mạch cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu và cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách:

  • Ăn nhiều loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu… thay cho mỡ động vật.
  • Khẩu phần ăn cần cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng, tránh ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Giảm lượng muối và lượng đường.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có ga, các chất kích thích như rượu bia, caffeine…
Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch có di truyền không? 4
Ăn nhiều rau củ quả sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Tập luyện thể dục - thể thao

Hiện nay có 4 loại hình tập luyện giúp ổn định tần số nhịp tim và tốt cho hệ tim mạch là bơi lội, đạp xe đạp, chạy bộ và đi bộ. Tùy theo từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà lựa chọn bài tập phù hợp.

Ngoài ra, các bộ môn như yoga, gym, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông… cũng giúp duy trì sức bền và cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt nếu duy trì tập luyện một cách điều độ, tránh tập quá sức.

Thư giãn và tránh căng thẳng 

Cảm xúc là con dao 2 lưỡi đối với các bệnh lý tim mạch. Những cảm xúc mạnh và có tính chất đột ngột có thể là nguyên nhân khởi phát các cơn đau tim dẫn đến đột quỵ hoặc đột tử. Vì thế, những người đang mắc bệnh tim mạch cần phải chú ý đến trạng thái cảm xúc của bản thân nhiều hơn. Tránh các trò chơi mang cảm giác mạnh, thay vào đó là nên duy trì trạng thái tĩnh tâm với lối sống tích cực, lạc quan.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là một phương pháp vừa đơn giản, vừa hiệu quả giúp dự phòng các bệnh tim mạch tốt nhất, nhưng rất ít người thực hiện được điều này. Hầu hết mọi người chỉ đến cơ sở y tế để khám bệnh khi biết bản thân mắc bệnh mà quên mất việc phòng bệnh quan trọng hơn rất nhiều.

Việc dự phòng các bệnh tim mạch sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và giải quyết triệt để được nguyên nhân gây bệnh cũng như chủ động hơn trong việc điều trị. Bên cạnh đó, chi phí dành cho việc khám sức khỏe định kỳ sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị bệnh. Do đó, bạn hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhé!

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch có di truyền không? 5
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để dự phòng được các bệnh tim mạch mắc phải

Tóm lại, bệnh tim mạch do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra, trong đó có yếu tố di truyền nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Việc xây dựng một lối sống lành mạnh cùng với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn có được một tinh thần và sức khỏe tốt, đồng thời phòng tránh được rất nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tim mạch. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn đọc đã có lời giải đáp cho vấn đề bệnh tim mạch có di truyền không.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.