Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Câm điếc bẩm sinh là tình trạng trẻ sinh ra không nghe, nói được. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, câm điếc bẩm sinh có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ nói, mất khả năng hòa nhập xã hội,... Việc kiểm tra sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh là một phần kế hoạch chăm sóc sau sinh nhằm phát hiện sớm tật bẩm sinh này.
Câm điếc bẩm sinh (hoặc suy giảm thính lực bẩm sinh) có nghĩa là sự suy giảm thính lực một phần hoặc hoàn toàn ngay khi sinh ra. Đây là một trong những khuyết tật cảm giác phổ biến nhất và là một trong những bất thường bẩm sinh phổ biến nhất. Suy giảm thính lực bẩm sinh thường liên quan đến các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ quan thính giác. Tuy nhiên, các yếu tố khác như biến chứng khi sinh, nhiễm trùng ở mẹ khi mang thai và việc sử dụng ma túy và rượu trong thai kỳ đôi khi cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Trẻ câm điếc bẩm sinh thường khó phát hiện bệnh sớm vì trẻ mới sinh ra chưa nói được. Biểu hiện tinh tế thể hiện qua việc trẻ không đáp ứng với âm thanh xung quanh như tiếng gọi của mẹ, tiếng còi xe,... trẻ chậm nói, giảm tương tác xã hội,... Tóm lại, biểu hiện trực tiếp của câm điếc bẩm sinh ngay tại thời điểm sinh là việc không nghe được, điều này thường chỉ được phát hiện thông qua sàng lọc sơ sinh.
Câm điếc bẩm sinh gây ảnh hưởng đến khả năng nhận biết và tương tác với môi trường quanh quanh của trẻ. Không nghe được ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ nói bình thường nếu không được phát hiện và điều trị sớm trẻ sẽ không có khả năng giao tiếp, tương tác xã hội,...
Một số biến chứng có thể gặp ở trẻ câm điếc bẩm sinh gồm:
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào về sự bất thường tương tác bất thường của trẻ với môi trường xung quanh mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng câm điếc ở trẻ:
Nguyên nhân di truyền: Chiếm phần lớn các trường hợp ở các nước phát triển. Hơn một nửa số trường hợp điếc bẩm sinh có nguyên nhân di truyền. Nguyên nhân di truyền phổ biến nhất của mất thính lực không hội chứng lặn trên nhiễm sắc thể thường từ mức độ nặng đến sâu là do đột biến gen GJB2 (chiếm ≤50% các trường hợp không hội chứng lặn ở người da trắng châu Âu và Hoa Kỳ). Đột biến ở nhiều gen khác nhau có thể gây ra các dạng mất thính lực bẩm sinh có triệu chứng và không triệu chứng.
Nguyên nhân môi trường và yếu tố trước sinh: Nguyên nhân này phổ biến hơn ở các nước có thu nhập thấp.
Nhiễm trùng bẩm sinh: Nhiễm trùng bẩm sinh là một yếu gây bệnh cần được quan tâm vì yếu tố này có thể dự phòng được.
Hôn nhân cận huyết: Được đề xuất là một yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất điếc ở những khu vực có tỷ lệ kết hôn giữa những người cùng huyết thống cao.
Một số nguyên nhân có thể phòng ngừa được, đặc biệt là nhiễm trùng bẩm sinh thông qua tiêm chủng (như rubella) và các biện pháp vệ sinh. Sàng lọc thính lực sơ sinh không phải là một biện pháp phòng ngừa nguyên nhân nhưng là biện pháp phòng ngừa hậu quả bằng cách phát hiện sớm để can thiệp kịp thời. Tư vấn di truyền cũng có thể hữu ích trong việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh cho các gia đình có tật bẩm sinh.
Chẩn đoán bắt đầu bằng sàng lọc thính lực sơ sinh. Nếu sàng lọc không thành công, sẽ thực hiện các xét nghiệm thính học chi tiết và tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh gồm xét nghiệm di truyền và xét nghiệm nhiễm trùng (đặc biệt là CMV). Chẩn đoán hình ảnh cũng có thể cần thiết trong việc phát hiện các dị tật bẩm sinh.
Mặc dù mất thính lực đã hình thành thường không hồi phục nhưng có nhiều phương pháp can thiệp để giúp trẻ phát triển tối đa. Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng máy trợ thính, cấy ghép ốc tai,... và điều trị các nguyên nhân nhiễm trùng (như kháng virus cho CMV). Trong đó can thiệp sớm là chìa khóa để phát triển ngôn ngữ và xã hội.
Nguyên nhân chính gây nên dị tật này bao gồm nguyên nhân di truyền (chiếm phần lớn ở các nước phát triển với đột biến gen GJB2 là phổ biến nhân) và nhiễm trùng bẩm sinh (đặc biệt là CMV). Các yếu tố môi trường và tiền sản khác cũng có vai trò.
Mất thính lực là tình trạng khiếm khuyết giác quan phổ biến trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc mất thính lực bẩm sinh ước tính khoảng 1.5 trên 1.000 trẻ sơ sinh, và ở trẻ sơ sinh tại NICU có thể lên đến 13.7%.