Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Ngứa

Ngứa là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Ngứa là một triệu chứng gây khó chịu đáng kể và là một trong các dấu hiệu của nhiều bệnh da liễu khác. Ngứa gây gãi, có thể gây viêm, thoái hóa da và nhiễm trùng thứ phát. Da có thể bị lichen hóa, đóng vảy và tróc vảy.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ngứa

Ngứa là tình trạng da bị khó chịu và phải có tác động động cơ học như gãi da, cào da thì hiện tượng này mới giảm đi.

Ngứa có thể do nhiều tác nhân kích thích khác nhau. Các neuron cảm giác ngoại vi đặc hiệu làm trung gian tạo cảm giác ngứa, các neuron này khác với những tế bào thần kinh cho đáp ứng với việc sờ chạm hoặc cảm giác đau, các neuron này chứa thụ thể MrgA3, kích thích sẽ gây ra cảm giác ngứa.

Chất trung gian hóa học

Histamin là chất trung gian hóa học được tổng hợp và lưu trữ ở tế bào mast trong da, được giải phóng khi gặp kích thích. Các chất trung gian hóa học khác như neuropeptides có thể làm phóng thích histamin hoặc tự hoạt động như một chất gây ngứa, do đó, uống các loại thuốc kháng histamin sẽ giảm ngứa trong một số trường hợp. Opioids có có thể gây ngứa ở trung ương cũng như ngoại vi.

Có 4 cơ chế gây ngứa

  • Trên da: Cơ chế này thường do các quá trình viêm hoặc các bệnh lý gây ra (như chàm, mày đay).
  • Toàn thân: Liên quan tới các bệnh ở các cơ quan khác ngoài da (như ứ mật).
  • Bệnh lý thần kinh: Liên quan đến các bệnh lý trên hệ thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh ngoại vi (như xơ cứng rải rác).
  • Tâm thần: Liên quan đến các tình trạng tâm thần.

Ngứa dữ dội kích thích việc gãi nhiều, do đó dẫn đến các tình trạng viêm da thứ phát (viêm, nhiễm trùng, dị ứng), có thể gây ngứa nhiều hơn do hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ. Gãi có thể làm giảm ngứa tạm thời bằng cách kích hoạt các tế bào thần kinh ức chế nhưng nó lại dẫn đến sự khuếch đại cảm giác ngứa ở mức độ trung ương, làm trầm trọng hơn chu kỳ ngứa, gãi.

Triệu chứng ngứa

Những dấu hiệu và triệu chứng của ngứa

Cảm thấy ngứa ở vùng cơ thể nhất định như tay, chân hoặc ngứa toàn bộ cơ thể. Vùng da bị ngứa có thể không có thay đổi gì hoặc đôi khi bị:

  • Đỏ;
  • Sưng, mụn nước hoặc nổi nốt sần;
  • Da khô, da nứt nẻ;
  • Da sần sùi hoặc có vảy.

Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian dài và ngày càng dữ dội hơn. Khi chà xát vùng da đó, cảm giác ngứa tăng lên, càng ngứa càng gãi nhiều hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngứa kéo dài > 2 tuần, không cải thiện khi đã làm các biện pháp chăm sóc da.

Ngứa mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống.

Ngứa xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân.

Ngứa toàn bộ cơ thể.

Ngứa đi kèm với các triệu chứng hay dấu hiệu khác như sụt cân, mệt mỏi, thay đổi về thói quen hay tần suất đi vệ sinh, đỏ da, sốt.

Nguyên nhân ngứa

Ngứa có thể là một dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh da nguyên phát, hoặc ít phổ biến hơn là một bệnh toàn thân. Ngoài ra, sử dụng một số các loại thuốc cũng dẫn đến ngứa.

Rối loạn trên da

Có nhiều rối loạn trên da gây ngứa, phổ biến nhất như:

Rối loạn toàn thân

Ngứa có thể xuất hiện kèm hoặc không kèm các tổn thương trên da. Nếu ngứa là triệu chứng nổi bật mà không kèm tổn thương da, cân nhắc nguyên nhân có bệnh lý toàn thân và thuốc. Bệnh lý toàn thân thường ít gây ngứa hơn so với do các rối loạn da. Các rối loạn toàn thân gây ngứa, bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng (với thức ăn, thuốc, vết côn trùng cắn);
  • Ứ mật;
  • Bệnh thận mãn tính;
  • Cường giáp;
  • Suy giáp;
  • Đái tháo đường;
  • Thiếu sắt;
  • Viêm da dạng herpes;
  • Bệnh đa hồng cầu.

Thuốc

Thuốc gây ngứa như một phản ứng dị ứng hoặc bằng cách kích hoạt giải phóng histamine (morphine, một số chất cản quang).

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ngứa

Nguyên nhân gây ngứa da là gì?

Ngứa có thể là một dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh da nguyên phát (chàm, viêm da, nấm da) hoặc ít phổ biến hơn là một bệnh toàn thân (ứ mật, cường giáp, đái tháo đường, viêm da dạng herpes). Ngoài ra, sử dụng một số các loại thuốc cũng dẫn đến ngứa.

Làm sao để giảm cơn ngứa khi bị dị ứng?

Vì sao da bị ngứa thì bạn càng gãi càng ngứa?

Có những loại thuốc nào hiệu quả trong việc điều trị ngứa do viêm da cơ địa hoặc dị ứng?

Những loại thuốc bôi ngoài da nào giúp giảm ngứa dùng được ở trẻ em?

Hỏi đáp (0 bình luận)