Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rong kinh tiền mãn kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết về rong kinh tiền mãn kinh

Ngày 08/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rong kinh tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi phụ nữ chính thức vào giai đoạn mãn kinh. Mãn kinh là một sự thay đổi tự nhiên trong chu kỳ sinh sản của phụ nữ, khi cơ thể không còn sản xuất hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone) như trước đây. Rong kinh tiền mãn kinh là giai đoạn chuẩn bị cho sự chuyển tiếp này. Rong kinh tiền mãn kinh kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Sau khi qua giai đoạn này, phụ nữ chính thức vào giai đoạn mãn kinh khi đã không có kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng liên tiếp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Rong kinh tiền mãn kinh là gì?

Rong kinh tiền mãn kinh là sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt xảy ra khi buồng trứng không phóng noãn, làm mất cân bằng nội tiết khiến chu kỳ kinh nguyệt xảy ra không đều đặn và thưa dần, thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lặp đi lặp lại theo chu kỳ và lượng máu ra nhiều trên 80ml, trong khi bình thường mỗi chu kì khoảng 50 – 80ml. Thường xảy ra ở những người phụ nữ tuổi trung niên bắt đầu ở độ tuổi 40.

Rong kinh tiền mãn kinh kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Sau khi qua giai đoạn này, phụ nữ chính thức vào giai đoạn mãn kinh khi đã không có kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng liên tiếp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của rong kinh tiền mãn kinh

Rong kinh tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi phụ nữ chính thức vào giai đoạn mãn kinh. Trong thời gian này, cơ thể của phụ nữ có một số dấu hiệu và biểu hiện để nhận biết rằng họ đang tiến gần đến giai đoạn mãn kinh. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết rong kinh tiền mãn kinh:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 7 - 10 ngày.
  • Số lượng máu trong kinh nguyệt ra nhiều và ồ ạt, máu chảy qua một hoặc nhiều băng vệ sinh hoặc miếng lót mỗi giờ trong hơn hai giờ liên tục… đặc biệt là ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu.
  • Các triệu chứng thiếu máu như người hay cảm thấy kiệt sức, tay chân run rẩy, mệt mỏi, khó ngủ hoặc khó thở.
  • Thay đổi về tâm trạng và tình cảm, có thể trở nên dễ cáu gắt, mất kiên nhẫn, lo lắng hoặc cảm thấy buồn bã.
  • Có thể xuất hiện khô âm đạo, ngứa ngáy hoặc khó chịu.
HÌNH RONG KINH 5.jpg
Lượng máu kinh ra nhiều ồ ạt

Biến chứng có thể gặp khi rong kinh tiền mãn kinh

Rong kinh tiền mãn kinh kéo dài và không thăm khám và điều trị sớm, có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Rong kinh có thể gây thiếu máu, mất máu bằng cách giảm số lượng hồng dẫn đến giảm nồng độ sắt đủ để tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên cho cơ thể tình trạng da nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi.
  • Rong kinh kéo dài và kèm đau dữ dội vùng bụng dưới thậm chí gây nên tình trạng bị chuột rút, cơ thể mệt mỏi.
HÌNH RONG KINH 2.jpg
Đau dữ dội vùng bụng dưới và chuột rút

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong rong kinh tiền mãn kinh, thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng khác nhau như nóng bừng, mất ngủ, tăng cân, khô âm đạo, buồn nôn, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên các dấu hiệu này có thể khác nhau đối với từng người phụ nữ. 

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến rong kinh tiền mãn kinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và xác định chính xác tình trạng của mình.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh tiền mãn kinh

Nguyên nhân gây ra rong kinh tiền mãn kinh chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ khi tiến vào giai đoạn trước mãn kinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tuổi tác: Trong giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ từ 45 - 50 tuổi, các buồng trứng bắt đầu giảm hoạt động và không sản xuất lượng hormone như trước đây, đặc biệt là estrogen. Sự giảm này dẫn đến gây mất cân bằng nội tiết tố làm các thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thói quen sinh hoạt: Áp lực tâm lý, căng thẳng công việc, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc và uống rượu có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone của cơ thể làm thời gian hành kinh thay đổi có thể khiến đột ngột mất kinh hoặc rong kinh. Một mức độ stress cao có thể làm gia tăng các triệu chứng tiền mãn kinh.
  • U xơ tử cung: Những khối u lành tính phát triển bên trong hoặc bên ngoài thành tử cung,gây nên tình trạng chảy máu nhiều hoặc đau bụng kinh. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 50 tuổi.
  • Polyp tử cung: Polyp là sự phát triển quá mức của mô nội mạc tử cung, là loại mô nằm bên trong tử cung. Gây nên tình trạng rong kinh kéo dài.
  • Thay đổi trong chức năng buồng trứng: Sự rối loạn nội tiết tố khiến rụng trứng không đều, niêm mạc tử cung có thể tích tụ và trở nên quá dày. Khi lớp lót mày bong ra trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể xảy ra hiện tượng chảy máu nhiều. Điều này thường xảy ra ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh.
  • Mắc một số bệnh phụ khoa khác: Phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa khác liên quan đến như cổ tử cung, nội mạc tử cung, buồng trứng hoặc tình trạng viêm nhiễm phụ khoa kéo dài làm tăng nguy cơ rong kinh kéo dài.
  • Mắc bệnh ung thư: Ung thư tử cung, cổ tử cung và buồng trứng ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và gây nên tình trạng rong kinh hoặc chảy máu vùng âm đạo một cách bất thường. Cần nên tầm soát và thăm khám định kỳ.
  • Thuốc: Lạm dụng dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài điều trị các bệnh lý, có thể bước sang tuổi mãn kinh sớm hơn bình thường và dễ xuất hiện rong kinh. Một số loại thuốc chống viêm và chống đông máu cũng có thể dẫn đến rong kinh.
  • Một số nguyên nhân khác: Biện pháp đặt vòng tránh thai, loại dụng cụ tránh thai này nằm trong tử cung và có thể gây nên tình trạng tổn thương và chảy máu.
HÌNH RONG KINH 6.jpg
Dụng cụ tránh thai có thể dẫn đến chảy máu

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc rong kinh tiền mãn kinh?

  • Phụ nữ từ 45 - 55 tuổi.
  • Người có chu kì kinh nguyệt không đều.
  • Người từng mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thống sinh sản.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rong kinh tiền mãn kinh

Nguy cơ mắc rong kinh tiền mãn kinh có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tuổi tác: Rong kinh tiền mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ từ 45 - 55 tuổi, khi dần sang tuổi mãn kinh.
  • Yếu tố di truyền: Nếu mẹ hoặc chị em gái trong gia đình trải qua tiền mãn kinh sớm hoặc thành viên trong gia đình mắc rong kinh tiền mãn kinh, nguy cơ mắc phải cũng sẽ tăng lên.
  • Tiền sử bệnh lý: Các bệnh lý liên quan đến hệ thống sinh sản như viêm nhiễm âm đạo, bệnh u nội mạc tử cung, u xơ tử cung, có thể tăng nguy cơ mắc rong kinh tiền mãn kinh.
  • Chế độ ăn uống và lối sống: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng hoặc vận động ít có thể tăng nguy cơ rong kinh tiền mãn kinh.
  • Tiền sử rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ hành kinh không đều trong quá trình kinh nguyệt, có thể dẫn đến nguy cơ mắc rong kinh tiền mãn kinh.
  • Sự suy giảm hormone: Khi cơ thể suy giảm sản xuất hormone nữ estrogen và progesterone, có thể dẫn đến rong kinh tiền mãn kinh.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh tổn thương nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và góp phần vào nguy cơ mắc bệnh rong kinh và tiền mãn kinh.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rong kinh tiền mãn kinh

Để chẩn đoán nguyên nhân gây rong kinh tiền mãn kinh, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám hỏi về tiền sử kinh nguyệt và các triệu chứng, đồng thời thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết, để cho ra kết quả chẩn đoán mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị phù hợp:

  • Xét nghiệm máu: Xem và đánh giá về mức độ hormone, chức năng tuyến giáp hoặc tình trạng thiếu sắt. Chúng cũng có thể được sử dụng để xác định các vấn đề về đông máu.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Xét nghiệm này được sử dụng để tìm kiếm các dị tật ở tử cung, chẳng hạn như u xơ và thai ngoài tử cung.
  • Siêu âm tử cung (siêu âm tương phản nước muối): Điều này có thể được sử dụng để tìm kiếm u xơ, polyp và các tổn thương ác tính.
  • Xét nghiệm Pap: Điều này có thể giúp bác sĩ xác định những thay đổi ở cổ tử cung, bao gồm nhiễm trùng, viêm hoặc ung thư.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Thủ thuật này sử dụng nhầm để kiểm tra mô bất thường hoặc ung thư trong niêm mạc tử cung.
HÌNH RONG KINH 7.jpg
Phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo tìm kiếm các dị tật ở tử cung, chẳng hạn như u xơ và thai ngoài tử cung

Phương pháp điều trị rong kinh tiền mãn kinh

Điều trị dùng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng rong kinh.

  • Thuốc sắt: Bổ sung thuốc sắt vào cơ thể để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh kéo dài.
  • thuốc tránh thai, những chất này làm ngừng rụng trứng và khiến kinh nguyệt ra ít hơn, đều đặn hơn làm giảm tình trạng rong kinh.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen hoặc Aspirin có thể làm dịu chứng đau dữ dội và giảm chảy máu.
  • Liệu pháp hormone với thuốc có chứa estrogen và progesterone trong cơ thể giúp cân bằng để kinh nguyệt không ra nhiều.
  • Thuốc xịt mũi Desmopressin có thể cầm máu liên quan đến bệnh von Willebrand bằng cách giúp đông máu.
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết như axit tranexamic ,giúp ngăn ngừa cục máu đông bị vỡ và làm giả, chảy máu.
  • Thuốc đối kháng hormon giải phóng Gonadotropin có thể kiểm soát tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng liên quan đến u xơ tử cung.

Điều trị bằng phẫu thuật

Một số phẫu thuật làm giảm các triệu chứng rong kinh. Bác sĩ sẽ xác định phương pháp can thiệp phẫu thuật nào là phù hợp nhất. Họ sẽ xem xét nguyên nhân và mức độ chảy máu, độ tuổi và sức khỏe của người đó cũng như mong muốn của người bệnh mà có thể điều trị sau:

  • Nong và nạo niêm mạc tử cung: Thủ thuật này sẽ giúp loại bỏ lớp trên cùng của niêm mạc tử cung để giảm chảy máu kinh nguyệt.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung: Phương pháp này điều trị u xơ bằng cách ngăn chặn các động mạch cung cấp máu cho các u xơ.
  • Nội soi tử cung: Bác sĩ dùng dụng cụ phẫu thuật đưa vào tử cung để đánh giá lớp niêm mạc, họ sẽ loại bỏ polyp và niêm mạc tử cung bất thường để kiểm soát chu kỳ kinh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung: Thủ thuật này loại bỏ u xơ tử cung hoặc cầm máu nặng mà không cần cắt bỏ tử cung.
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung: Thủ thuật này nhằm cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn niêm mạc tử cung để ngăn chặn hoặc giảm chảy máu kinh nguyệt.
  • Cắt bỏ tử cung: Thủ thuật này sẽ loại bỏ toàn bộ tử cung, cổ tử cung và đôi khi cả buồng trứng. Khi làm như vậy, nó sẽ chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt và mất khả năng mang thai.
HÌNH RONG KINH 8.jpg
Xét nghiệm Pap, kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, viêm hoặc ung thư

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến rong kinh tiền mãn kinh

Chế độ sinh hoạt:

  • Tăng cường hoạt động thể chất.
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng và nghỉ ngơi hợp lý ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng/ngày.
  • Tránh hút thuốc là và sử dụng rượu bia nhiều.
  • Sinh hoạt và vệ sinh vùng kín đúng cách để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và các chuyên gia.
  • Lên lịch thăm khám phụ khoa định kỳ và tái khám đúng hẹn.

Chế độ dinh dưỡng:

Việc thay đổi lối sống và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt tăng cường bổ sung thực phẩm giàu các chất sắt có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Chúng bao gồm gan, thịt bò và cá mòi. Nếu bạn theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay, đậu lăng, rau và đậu trắng là nguồn cung cấp sắt tốt từ thực vật.

Phương pháp phòng ngừa rong kinh tiền mãn kinh hiệu quả

Để phòng ngừa rong kinh và tiền mãn kinh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Duy trì lối sống lành mạnh.
  • Chế độ ăn uống cân đối như hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và tăng cường việc tiêu thụ rau quả, thực phẩm giàu chất xơ và dinh dưỡng.
  • Vận động thường xuyên, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm áp lực công việc, giảm stress như yoga, thiền, tập thể thao, và dành thời gian cho các hoạt động giải trí.
  • Tránh hút thuốc và lạm dụng uống rượu vì có thể tác động xấu đến hệ thống nội tiết tố và gây ra các rối loạn kinh nguyệt.
  • Điều trị các bệnh liên quan như béo phì, tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc suy giảm chức năng gan/thận, viêm nhiễm phụ khoa, hãy tuân thủ chế độ điều trị và theo dõi sức khỏe đều đặn.
Nguồn tham khảo
  1. What Is Menorrhagia and Is It Dangerous?: https://www.healthline.com/health/menstruation/menorrhagia#home-remedies
  2. Signs and Symptoms of Bleeding Disorders in Women: https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/symptoms.html
  3. Medical management of perimenopausal menorrhagia: an evidence-based approach: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17448262/
  4. Heavy Menstrual Bleeding (Menorrhagia): https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17734-menorrhagia-heavy-menstrual-bleeding#symptoms-and-causes
  5. What causes heavy menstrual bleeding?: https://www.medicalnewstoday.com/articles/295202#summary

Các bệnh liên quan

  1. Liệt dây thần kinh số 7

  2. U sao bào

  3. Xơ cứng bì toàn thể

  4. Viêm cầu thận Lupus

  5. U phổi

  6. U nang biểu bì

  7. Bệnh Dirofilariasis

  8. Viêm gân gấp ngón cái

  9. Phù thũng

  10. Bướu giáp đa nhân 2 thùy