Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nhóm bệnh/
  4. Sa tinh hoàn

Sa tinh hoàn là gì? Có thể ngăn ngừa được sa tinh hoàn hay không?

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

Sa tinh hoàn (hay còn gọi là sa bìu, xệ tinh hoàn) là tình trạng túi bìu, một túi chứa tinh hoàn, bị chảy xệ do mất độ đàn hồi theo thời gian. Mặc dù không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này, nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp bìu không bị chảy xệ quá nhiều.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sa tinh hoàn

Sa tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn được chứa trong túi bìu, một túi da lỏng lẻo giúp treo tinh hoàn ở phía dưới dương vật. Sa tinh hoàn (Saggy Testicles) là tình trạng tinh hoàn bị xệ xuống do túi bìu bị giãn ra.

Đó là một thực tế khắc nghiệt của quá trình lão hóa, các bộ phận sẽ bắt đầu chảy xệ. Theo sự tăng lên của tuổi tác, da sẽ mất dẫn collagen. Điều này làm cho lớp hạ bì trở nên mỏng và co giãn. Tình trạng này cũng xảy ra ở da vùng bìu, khiến chúng giãn ra và dẫn đến tình trạng sa tinh hoàn. Và hầu hết đàn ông nhận ra rằng bìu của họ sẽ bắt đầu chảy xệ khi họ già đi.

Sa tinh hoàn không phải là một tình trạng đáng lo ngại, nhưng nó có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn bị sa tinh hoàn xuất hiện cùng với các triệu chứng khác chẳng hạn như sưng đau hay biến dạng vùng bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, thì tốt nhất bạn nên đi khám để có thể nhận biết các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Triệu chứng sa tinh hoàn

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa tinh hoàn

Triệu chứng duy nhất của sa tinh hoàn là tình trạng da bìu xệ xuống, tinh hoàn treo thấp hơn bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác nếu sa tinh hoàn là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sưng;
  • Đau;
  • Cảm giác nặng vùng bìu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc sa tinh hoàn

Về cơ bản, sa tinh hoàn không gây nguy hiểm gì cho bạn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bạn qua nhiều cách khác nhau:

  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, như vô tình ngồi lên tinh hoàn bị xệ;
  • Khó tìm quần áo phù hợp;
  • Khó ngủ hay thậm chí là khó đi vệ sinh;
  • Việc kéo giãn lâu ngày cũng có thể gây đau;
  • Gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến nam giới mất tự tin.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại, chẳng hạn như đau ở vùng háng hay vùng tiền liệt tuyến thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn cũng có thể gặp bác sĩ để được tư vấn về vấn đề thẩm mỹ nếu tình trạng sa tinh hoàn khiến bạn mất tự tin.

sth8.jpg
Các triệu chứng của sa tinh hoàn có thể bao gồm sưng, đau vùng bìu

Nguyên nhân sa tinh hoàn

Nguyên nhân dẫn đến sa tinh hoàn

Bình thường, tinh hoàn sẽ được treo tách rời với cơ thể để giữ cho tinh hoàn ở nhiệt độ thích hợp để sản xuất tinh trùng. Vì nhiệt độ cơ thể thường dao động ở khoảng 37 độ, nhưng tinh hoàn cần một nhiệt độ mát hơn để có thể sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.

Cơ treo bìu sẽ giúp kiểm soát mức độ nằm của tinh hoàn so với vùng háng để giữ nhiệt độ ổn định. Tinh hoàn được treo lơ lửng khỏi cơ thể một cách tự nhiên, nhưng khi trời lạnh, phản xạ của cơ treo bìu sẽ kéo tinh hoàn lại gần để giữ ấm. Tinh hoàn cũng có xu hướng di chuyển đến gần cơ thể hơn khi bạn bị kích thích tình dục. Do đó, trông chúng sẽ bớt chảy xệ hơn trước hoặc trong khi quan hệ.

Ở người trẻ, vì sự lỏng lẻo và linh hoạt của da bìu, tinh hoàn thường sẽ bị xệ xuống một chút. Mọi người thường nhận thấy điều này ở tuổi dậy thì khi bắt đầu sản xuất tinh trùng.

Khi một người già đi, da toàn cơ thể trở nên lão hóa, bao gồm cả da vùng bìu. Sự mất collagen sẽ gây ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da. Độ đàn hồi da đề cập đến khả năng căng ra và trở lại trạng thái bình thường của da. Mức độ đàn hồi của da sẽ khác nhau tùy theo mỗi người. Và da mất dần độ đàn hồi gây ra nếp nhăn và tinh hoàn bị xệ.

sth5.jpg
Theo thời gian, sự mất dần và đứt gãy collagen ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da

Trong một số trường hợp, sa tinh hoàn có thể là kết quả của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Trong trường hợp này, do giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tĩnh mạch gần tinh hoàn sưng lên, tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn từ đó khiến chúng nóng lên. Cơ thể có phản ứng bằng cách hạ tinh hoàn xuống để tránh chúng quá nóng, do đó dẫn đến xệ tinh hoàn. Nếu không điều trị, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sa tinh hoàn

Sa tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Sa tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu tình trạng kéo dài và không được điều trị. Sự thay đổi vị trí của tinh hoàn có thể làm giảm chất lượng tinh trùng và gây khó khăn trong việc thụ thai.

Sa tinh hoàn có nguy hiểm không?

Sa tinh hoàn có nặng dần theo thời gian không?

Sa tinh hoàn có cần điều trị không?

Nguyên nhân nào gây sa tinh hoàn là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)