Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh nam giới/
  4. Loãng xương ở nam

Loãng xương ở nam là gì? Những đối tượng nam giới nào có nguy cơ bị loãng xương?

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Loãng xương ở nam là tình trạng bệnh lý về xương khá phổ biến ở nam giới. Tất cả nam giới đều nên tìm hiểu để trang bị cho bản thân các kiến thức cần thiết về bệnh loãng xương, vì loại bệnh này có diễn tiến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nào nhận biết cho đến khi bạn bị gãy xương.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung loãng xương ở nam

Loãng xương ở nam là gì?

Loãng xương là một bệnh về xương phát triển khi mật độ khoáng của xương và khối lượng xương giảm, hoặc khi chất lượng hoặc cấu trúc của xương thay đổi. Điều này có thể dẫn đến giảm sức mạnh của xương và có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Triệu chứng loãng xương ở nam

Những dấu hiệu và triệu chứng của loãng xương ở nam

Loãng xương được gọi là “bệnh thầm lặng” vì nó tiến triển mà không có triệu chứng nào cho đến khi bị gãy xương.

Nó phát triển ở nam giới ít thường xuyên hơn ở nữ giới vì nam giới có bộ xương lớn hơn, quá trình mất xương của họ bắt đầu muộn hơn và tiến triển chậm hơn, và không có giai đoạn thay đổi nội tiết tố và mất xương nhanh chóng.

Xương bị ảnh hưởng bởi loãng xương có thể trở nên mỏng manh đến mức gãy xương xảy ra tự phát hoặc do:

  • Các cú ngã nhẹ, chẳng hạn như ngã từ độ cao mà bình thường sẽ không gây gãy xương lành.

  • Những hoạt động bình thường như cúi, nâng, hoặc thậm chí ho.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh loãng xương ở nam

Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương tự phát hoặc gãy xương do các tai nạn nhỏ và thậm chí là các hoạt động cần dùng sức không quá nặng nề.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Do loãng xương không có các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo cụ thể, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ ngay khi có bất kỳ bất thường nào về xương khớp.

Nguyên nhân loãng xương ở nam

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở nam

Xương liên tục thay đổi - tức là xương cũ bị loại bỏ và thay thế bằng xương mới. Lúc trẻ, xương được tạo ra nhiều hơn là loại bỏ, do đó, bộ xương phát triển cả về kích thước và sức mạnh. Đối với hầu hết mọi người, khối lượng xương đạt đỉnh trong khoảng độ tuổi 30. Ở độ tuổi này, nam giới thường tích lũy nhiều khối lượng xương hơn phụ nữ. Sau thời điểm này, số lượng xương trong bộ xương thường bắt đầu giảm từ từ do việc loại bỏ xương cũ vượt quá sự hình thành xương mới.

Ở độ tuổi 65 hoặc 70, nam giới và phụ nữ mất khối lượng xương với tỷ lệ như nhau và sự hấp thụ canxi, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương trong suốt cuộc đời, đều giảm ở cả hai giới. Mất xương quá nhiều khiến xương trở nên dễ gãy hơn.

Gãy xương do loãng xương thường xảy ra nhất ở hông, cột sống và cổ tay và có thể bị tàn tật vĩnh viễn. Gãy xương hông đặc biệt nguy hiểm.

Có hai loại loãng xương chính: Nguyên phát và thứ phát.

  • Loãng xương nguyên phát, là mất xương do tuổi tác (đôi khi được gọi là loãng xương do tuổi già) hoặc không rõ nguyên nhân (loãng xương vô căn). Thuật ngữ loãng xương vô căn thường chỉ được sử dụng cho nam giới dưới 70 tuổi; ở nam giới lớn tuổi, mất xương do tuổi tác được cho là nguyên nhân.
  • Đa số nam giới bị loãng xương có ít nhất một (đôi khi nhiều hơn một) nguyên nhân thứ phát. Trong trường hợp loãng xương thứ phát, sự mất khối lượng xương là do một số hành vi lối sống, bệnh tật hoặc thuốc men. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của loãng xương thứ phát ở nam giới bao gồm sử dụng thuốc glucocorticoid, thiểu năng sinh dục (nồng độ testosterone thấp), lạm dụng rượu, hút thuốc, bệnh đường tiêu hóa, tăng calci niệu và bất động.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh loãng xương ở nam

Loãng xương ở nam giới có khác với nữ giới không?

Loãng xương ở nam giới có một số khác biệt so với nữ giới. Thực tế, đàn ông có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương cao hơn 27% so với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, và tỷ lệ tử vong do gãy xương cao gấp 2 lần phụ nữ. Việc bảo vệ sức khỏe xương từ độ tuổi 20 đến 50 rất quan trọng, bao gồm bổ sung canxi, vitamin D, và thực hiện các bài tập gánh vác sức nặng để duy trì xương chắc khỏe.

Loãng xương ở nam giới có nguy hiểm không?

Chế độ ăn uống và luyện tập như thế nào để hỗ trợ điều trị loãng xương ở nam giới?

Loãng xương ở nam giới uống thuốc gì?

Các nguyên nhân khiến nam giới mắc bệnh loãng xương cao?

Hỏi đáp (0 bình luận)