Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Loại thuốc
Thuốc tê, thuốc chống loạn nhịp nhóm 1B.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc Lidocaine được chỉ định trong các trường hợp:
Lidocaine là thuốc tê tại chỗ, nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Cơ chế tác dụng do phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động và tiếp đó là block dẫn truyền xung động thần kinh.
Lidocaine hiện được dùng rộng rãi do tác dụng gây tê nhanh hơn, mạnh hơn, và thời gian tác dụng dài hơn so với procain cùng nồng độ. Lidocaine được chọn dùng cho người mẫn cảm với thuốc tê loại este. Lidocaine có hiệu lực trong mọi trường hợp cần một thuốc gây tê có thời gian tác dụng trung bình.
Hấp thu tốt khi uống nhưng bị chuyển hóa bước đầu ở gan nhiều, do đó lidocaine kém hiệu quả khi uống để điều trị loạn nhịp tim. Có thể duy trì nồng độ điều trị của lidocaine trong huyết tương bằng tiêm bắp cách quãng, nhưng đường tiêm tĩnh mạch được ưa dùng hơn.
Các chất chuyển hóa glycinxylidid (GX) và mono-ethyl GX có tác dụng chẹn kênh Na+ yếu hơn lidocaine, có thể tích tụ lại gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Nồng độ lidocaine trong huyết tương giảm theo hàm mũ 2 sau một liều tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm tĩnh mạch, nửa đời ban đầu (7 - 30 phút) biểu thị sự phân bố từ ngăn trung tâm sang các mô ngoại biên; nửa đời thải trừ cuối (ở trẻ em trung bình là 3,2 giờ; người lớn từ 1,5 - 2 giờ) biểu thị sự chuyển hóa thuốc ở gan. Hiệu lực của lidocaine phụ thuộc vào sự duy trì nồng độ điều trị trong huyết tương ở ngăn trung tâm.
Gắn với protein huyết tương: 60 - 80%.
Thải trừ qua nước tiểu: 2 ± 1%. Độ thanh thải: 9,2 ± 2,4 ml/phút/kg. Thể tích phân bố: 1,1 ± 0,4 lít/kg. Nồng độ có tác dụng: 1,5 - 6 microgam/ml. Nồng độ độc, đôi khi: 6 - 10 microgam/ml, thường gặp > 10 microgam/ml. Ở người suy tim, thể tích phân bố trung tâm và độ thanh thải giảm. Độ thanh thải cũng giảm trong bệnh gan. Bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính làm tăng gắn lidocaine với protein, và làm giảm tỷ lệ thuốc tự do.
Adrenalin phối hợp với lidocaine làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do đó kéo dài thời gian tác dụng của lidocaine.
Thuốc tê loại amid (bupivacain, levobupi vacain, lidocain, ropivacain) phối hợp cùng với các thuốc chống loạn nhịp làm tăng nguy cơ ức chế cơ tim.
Thuốc chẹn beta: Dùng đồng thời với lidocain có thể làm chậm chuyển hóa lidocain do giảm lưu lượng máu ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocaine.
Cimetidin có thể ức chế chuyển hóa lidocain ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocaine.
Ranitidine làm giảm nhẹ độ thanh thải lidocaine.
Succinylcholin: Dùng đồng thời với lidocaine có thể làm tăng tác dụng của succinylcholin.
Lidocaine làm tăng tác dụng của colchicin, tamoxifen, salmeterol, tolvaptan.
Lidocaine được tăng tác dụng bởi các chất amiodaron, thuốc chẹn beta, conivaptan; bị giảm tác dụng bởi các thuốc cyproteron, etravirin, peginterferon alfa-2b, tocilizumab.
Tăng nồng độ lidocaine trong huyết thanh cũng có thể xảy ra với các thuốc chống virus (ví dụ như amprenavir, atazanavir, darunavir, lopinavir).
Hạ kali máu do thuốc lợi tiểu có thể đối kháng với tác dụng của lidocaine nếu dùng đồng thời.
Có thể tăng nguy cơ loạn nhịp thất ở những bệnh nhân được điều trị đồng thời với thuốc chống loạn thần kéo dài hoặc có thể kéo dài khoảng QT (ví dụ như pimozide, sertindole, olanzapine, quetiapine, zotepine), prenylamine, adrenaline (nếu vô tình tiêm tĩnh mạch)) hoặc thuốc đối kháng 5HT3 (ví dụ: Tropisetron, dolasetron).
Sử dụng đồng thời quinupristin/dalfopristin có thể làm tăng nồng độ lidocaine, sau đó tăng nguy cơ loạn nhịp thất.
Có thể có tăng nguy cơ phong tỏa thần kinh cơ tăng cường và kéo dài ở những bệnh nhân được điều trị đồng thời với thuốc giãn cơ (ví dụ như suxamethonium).
Chống chỉ định Lidocaine với người quá mẫn với thuốc tê nhóm amid.
Người bệnh có hội chứng Adams-Stokes, hội chứng Wolf-Parkinson-White, hoặc có rối loạn xoang - nhĩ nặng, blốc nhĩ - thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc block trong thất (khi không có thiết bị tạo nhịp).
Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Gây tê tại chỗ niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản và đường niệu - sinh dục: Bôi trực tiếp dung dịch lidocaine hydroclorid (2 - 10%). Liều tối đa an toàn để gây tê tại chỗ cho người lớn cân nặng 70 kg là 500 mg lidocaine, không nhắc lại trong vòng 2 giờ.
Gây tê từng lớp: Tiêm trực tiếp vào mô thuốc tiêm lidocaine hydroclorid (0,5 - 1%); khi không pha thêm adrenalin: Liều lidocaine tới 4,5 mg/kg; khi có pha thêm adrenalin: Có thể tăng liều này thêm một phần ba (7 mg/kg).
Gây tê phong bế vùng: Tiêm dưới da dung dịch lidocaine hydroclorid với cùng nồng độ và liều lượng như gây tê từng lớp.
Gây tê phong bế thần kinh: Tiêm dung dịch lidocaine hoặc vào gần dây thần kinh hoặc vào đám rối thần kinh ngoại vi sẽ có tác dụng gây tê rộng hơn so với những kỹ thuật nêu trên. Để phong bế trong 2 - 4 giờ, có thể dùng lidocaine (1 - 1,5%) với liều khuyến cáo ở trên.
Điều trị cấp tính loạn nhịp thất: Chế độ liều nạp 3 - 4 mg/kg trong 20 – 30 phút, sau đó, có thể duy trì nồng độ ổn định trong huyết tương bằng tiêm truyền 1 - 4 mg/phút.
Trong suy tim và bệnh gan, phải giảm tổng liều nạp ban đầu và tốc độ tiêm truyền để duy trì, cũng như khi tiêm truyền kéo dài, liều khởi đầu 0,75 mg/phút hoặc 10 microgam/kg/phút; tối đa 1,5 mg/phút hoặc 20 microgam/kg/phút. Một số người bệnh có nhồi máu cơ tim cấp có thể cần nồng độ lidocaine huyết tương cao hơn bình thường để duy trì hiệu lực chống loạn nhịp.
Hạ huyết áp, nhức đầu khi thay đổi tư thế, rét run.
Block tim, loạn nhịp, trụy tim mạch, ngừng tim.
Khó thở, suy giảm hoặc ngừng hô hấp.
Ngủ lịm, hôn mê, kích động, nói líu nhíu, cơn co giật, lo âu, sảng khoái, ảo giác.
Ngứa, ban, phù da, tê quanh môi và đầu lưỡi.
Buồn nôn, nôn, dị cảm, nhìn mờ, song thị.
Không tìm thấy thông tin.
Lidocaine đã được dùng nhiều trong phẫu thuật cho người mang thai mà không thấy thông báo về những tác dụng có hại đối với người mẹ và thai nhi.
Lidocaine được phân bố trong sữa mẹ với lượng rất nhỏ, nên không có nguy cơ gây tác dụng có hại cho trẻ nhỏ bú mẹ.
Ở những bệnh nhận điều trị ngoại trú dùng lidocaine để gây tê – nếu tác dụng của thuốc ảnh hưởng đến các phần cơ thể có liên quan đến việc lái xe hay vận hành máy móc, bệnh nhân nên tránh các hoạt động này đến khi các chức năng này hồi phục hoàn toàn.
Quá liều và độc tính
Những triệu chứng quá liều gồm: an thần, lú lẫn, hôn mê, cơn co giật, ngừng hô hấp và độc hại tim (ngừng xoang, block nhĩ - thất, suy tim và giảm huyết áp); các khoảng QRS và QT thường bình thường mặc dù có thể kéo dài khi bị quá liều trầm trọng. Những tác dụng khác gồm chóng mặt, dị cảm, run, mất điều hòa, và rối loạn tiêu hóa.
Cách xử lý khi quá liều
Điều trị chỉ là hỗ trợ bằng những biện pháp thông thường (truyền dịch, đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp, dùng thuốc tăng huyết áp, thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống co giật); natri bicarbonat có thể phục hồi QRS bị kéo dài, loạn nhịp chậm và giảm huyết áp.
Thẩm phân máu làm tăng thải trừ lidocain.
Tránh ăn uống 1 giờ sau khi gây tê vùng miệng vì tình trạng tê cứng ở lưỡi họng có thể xảy ra, uống từng ngụm nhỏ để đảm bảo nuốt bình thường.
Vì Lidocaine được sử dụng khi cần thiết, bạn có thể không theo lịch trình dùng thuốc. Nếu bạn đang sử dụng thuốc thường xuyên, hãy sử dụng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian cho liều tiếp theo của bạn, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc vào thời gian định kỳ tiếp theo của bạn. Không sử dụng thêm thuốc để tạo nên liều đã quên.
Tên thuốc: Lidocaine
Ngày cập nhật: 29/07/2021