Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Tiagabine (Tiagabine hydrochloride)
Loại thuốc
Thuốc chống động kinh
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim 5 mg, 10 mg, 15 mg
Tiagabine được chỉ định trong:
Tiagabine là một chất ức chế mạnh và chọn lọc trên thụ thể GABA ở cả tế bào thần kinh và thần kinh đệm, do đó làm tăng nồng độ GABA trong não, là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh chính.
Tiagabine hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn, với sinh khả dụng tuyệt đối là 89%, nồng độ thuốc tối đa có trong máu đạt được trong khoảng 45 phút.
Dùng chung tiagabine cùng với thức ăn không làm ảnh hưởng đến lượng thuốc hấp thu trong cơ thể nhưng lại gây giảm giá trị đối với nồng độ thuốc tối đa đạt được có trong máu cũng như làm gia tăng khoảng thời gian để có thể đạt được nồng độ tối đa này (lên đến 2,5 giờ).
Thuốc có thể tích phân bố trong cơ thể khoảng 1 L / kg và có liên kết với protein huyết tương khoảng 96% (chủ yếu là albumin và acid glycoprotein).
Tiagabine được chuyển hóa nhiều ở gan, chủ yếu qua enzyme CYP3A, ngoài ra còn có thể chuyển hóa qua enzyme CYP1A2, CYP2D6, hoặc CYP2C19.
Thời gian bán thải của tiagabine thường khoảng 7-9 giờ, tuy nhiên sẽ giảm xuống còn 2-3 giờ khi kết hợp tiagabine với các thuốc chống động kinh khác.
Thuốc được thải trừ qua phân (63%) và qua nước tiểu (25%) chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa, chỉ khoảng 2% liều dùng được bài tiết dưới dạng tiagabine không đổi.
Thời gian bán thải của tiagabine kéo dài tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh suy gan.
Các thuốc chống động kinh có tác động cảm ứng các enzyme gan (như phenytoin, carbamazepine, phenobarbital và primidone) có thể làm tăng quá trình chuyển hóa của tiagabine làm nồng độ trong huyết tương của tiagabine có thể giảm từ 1,5 – 3 lần khi sử dụng phối hợp. Rifampicin, là một chất cảm ứng cytochrome P450, do đó cũng có tác động lên sự chuyển hóa của tiagabine.
Nếu kết hợp với một hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc trên, lưu ý nên tăng liều điều trị của tiagabine hoặc tăng tần suất sử dụng thuốc, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân.
Trong khi đó, tiagabine không gây bất kỳ sự ảnh hưởng đáng kể nào đối với giá trị nồng độ thuốc trong máu của phenytoin, carbamazepine, phenobarbital, warfarin, digoxin, theophylline và các thuốc uống tránh thai, ngoại trừ valproate (làm giảm nồng độ trong huyết tương của valproate khoảng 10%).
Cimetidine làm tăng sinh khả dụng của tiagabine lên khoảng 5%, tuy nhiên sự tương tác này không có ý nghĩa đáng kể trên lâm sàng.
Tiagabine có khả năng thay thế hoặc bị thay thế bởi các thuốc khác do có cùng cơ chế liên kết với các protein trong cơ thể.
Sự kết hợp với thảo dược St John (Hypericum perforatum) có thể làm giảm độ hấp thu của thuốc và làm mất tác dụng của tiagabine do cơ chế cảm ứng mạnh trên CYP3A4, làm tăng chuyển hóa tiagabine.
Sử dụng rượu trong quá trình điều trị với tiagabine có thể làm tăng các tác động có hại trên hệ thần kinh trung ương.
Không dùng Tiagabine cho các trường hợp sau:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
Liều khởi đầu thông thường khoảng 5 – 10 mg/ngày, sau đó có thể tăng liều lượng thuốc lên dần dần hàng tuần mỗi 5 - 10 mg/ngày.
Liều khởi đầu được dùng một lần duy nhất hoặc chia thành hai lần/ngày, trong khi đó liều duy trì nên được chia thành hai hoặc ba lần sử dụng.
Ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc có tác động cảm ứng enzyme, liều duy trì thông thường khoảng 30 đến 50 mg/ngày, liều này có thể tăng lên đến 70 mg/ngày nếu bệnh nhân dung nạp tốt với thuốc.
Ngược lại, liều duy trì nên được giảm xuống còn 15-30 mg/ngày đối với những bệnh nhân hiện tại đang không sử dụng các thuốc có tính cảm ứng enzyme này.
Bằng chứng về sự an toàn vẫn còn hạn chế đối với chế độ dùng tiagabine với liều lượng lớn hơn 32 mg, chia làm hai lần/ngày.
Không khuyến cáo sử dụng liều tải. Tăng liều từ từ, tránh tăng nhanh về liều hoặc tăng liều lượng lớn.
Trẻ em trên 12 tuổi
Động kinh cục bộ:
Có dùng chung với thuốc chống động kinh ảnh hưởng enzyme gan:
Không dùng chung với thuốc chống động kinh ảnh hưởng enzyme gan:
Chưa có kinh nghiệm về tiagabine ở trẻ em dưới 12 tuổi và do đó không nên sử dụng tiagabine ở nhóm tuổi này.
Đối tượng khác
Người cao tuổi: Khuyến cáo sử dụng tiagabine một cách thận trọng ở nhóm tuổi này.
Suy gan: Nên giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều sử dụng ở những bệnh nhân có chức năng gan suy giảm từ nhẹ đến trung bình.
Suy thận: Không cần thay đổi liều tiagabine đối với các bệnh nhân suy thận.
Thuốc nên được uống trong bữa ăn.
Liều thuốc được cá thể hóa dữa trên các đặc điểm cụ thể của bệnh nhân như tuổi tác và các loại thuốc dùng đồng thời. Liều được tính theo dạng muối tiagabine hydrochloride.
Các phản ứng có hại thường có mức độ từ nhẹ đến trung bình, hầu hết chỉ xảy ra thoáng qua trong giai đoạn điều chỉnh liều.
Lo lắng, khó tập trung, tâm trạng chán nản, mệt mỏi, cảm xúc không ổn định, nhầm lẫn, mất ngủ, có hành vi thù địch, gây hấn.
Chóng mặt, run, giảm khả năng điều hòa chức năng của cơ thể, có dáng đi bất thường, rối loạn ngôn ngữ, mờ mắt, co giật cơ.
Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
Trầm cảm, rối loạn tâm thần, ngủ gà, khiếm khuyết thị trường
Trạng thái không co giật trong cơn động kinh.
Da nổi bóng nước, xuất hiện vết bầm tím.
Ảo giác, ảo tưởng.
Ảnh hưởng thị giác.
Bệnh não gan, phát ban đỏ kèm nổi mụn nước, viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson.
Sử dụng tiagabine có thể làm xuất hiện cơn co giật và trạng thái động kinh ở những người không mắc bệnh động kinh cũng như khi sử dụng quá liều thuốc, điều chỉnh liều quá nhanh, do ảnh hưởng của một số bệnh lý nền có từ trước hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc làm giảm ngưỡng co giật.
Như với bất kỳ các loại thuốc chống động kinh khác, việc ngừng điều trị đột ngột tiagabine có thể dẫn đến tái phát trở lại các cơn động kinh. Do đó phải điều trị với liều lượng giảm dần trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần.
Bắt đầu điều trị với liều khởi đầu thấp đồng thời theo dõi các triệu chứng lâm sàng cẩn thận đối với những bệnh nhân có tiền sử rối loạn hành vi nghiêm trọng, lo âu, trầm cảm do các triệu chứng này có nguy cơ tái phát trở lại.
Theo dõi bệnh nhân thật thận trọng, đặc biệt là sự xuất hiện các hành vi bất thường ở bệnh nhân, để tránh nguy cơ hình thành suy nghĩ có ý định tự tử hoặc hành động tự tử trong quá trình sử dụng tiagabine.
Tiến hành kiểm tra công thức máu (bao gồm cả số lượng tiểu cầu) trong trường hợp xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
Nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ nhãn khoa để tiến hành kiểm tra đánh giá thêm nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm thị lực.
Tiagabine có thể gây suy nhược ở mức độ trung bình hoặc làm mất khả năng hoạt động của cơ thể, tuy nhiên các triệu chứng này có thể hồi phục sau khi giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc.
Dạng bào chế viên nén có chứa lactose, do đó không nên sử dụng cho những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu men Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
Các nghiên cứu trên động vật đều cho thấy có độc tính xuất hiện ở ngay cả trước và sau khi sinh con đối với liều rất cao tiagabine.
Các kinh nghiệm lâm sàng trên việc sử dụng tiagabine ở phụ nữ có thai còn hạn chế.
Không có nhiều thông tin nghiên cứu đối với việc chỉ định tiagabine trên phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, như một biện pháp phòng ngừa, tốt nhất không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ đang cho con bú trừ khi có chỉ định riêng của bác sĩ, sau khi cân nhắc kĩ lưỡng giữa tiềm năng lợi ích mang lại cho mẹ lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra với con.
Dùng tiagabine có thể gây chóng mặt và các tác dụng không mong muốn khác trên thần kinh, đặc biệt khi ở giai đoạn đầu điều trị. Do đó, bệnh nhân cần thận trọng khi đang điều khiển các phương tiện giao thông hoặc sử dụng máy móc.
Quá liều và độc tính
Quá liều tiagabine có thể gây ra co giật, bao gồm cả trạng thái động kinh, suy hô hấp hoặc ngừng hô hấp, hôn mê, mất ý thức, cơn động kinh thể nhẹ, bệnh não gan, mất trí nhớ, lú lẫn, mất phương hướng, ngủ gà, rối loạn vận động, rung giật cơ, run, mất cơ chế điều hòa trong cơ thể hoặc gây thất điều, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, rối loạn vận ngôn, nhức đầu, loạn tâm thần, ảo giác, có hành vi thù địch, hung hăng, kích động, nôn mửa, tăng động.
Ngoài ra còn có triệu chứng như làm thay đổi nhịp tim chậm hoặc nhanh, thay đổi khoảng sóng ST, gây tăng hoặc giảm huyết áp, tiểu tiện không kiểm soát.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể có dấu hiệu câm và thu mình.
Không có báo cáo về các trường hợp quá liều gây tử vong (liều có thể lên đến 720 mg).
Cách xử lý khi quá liều
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, đối với một số trường hợp cần phải đặt nội khí quản và hỗ trợ thở bằng máy.
Cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng than hoạt đối với trường hợp sử dụng tiagabine trong vòng 1 giờ trước đó với liều 2 mg / kg.
Nếu bỏ lỡ một liều, không tăng liều tiếp theo để bù lại liều đã mất.
Khuyên cáo nên cân nhắc thay đổi lại liều lượng thuốc nếu bệnh nhân bỏ lỡ nhiều liều.
Tên thuốc: Tiagabine
Base donnees: https://base-donnees-publique.medicaments.gouv.fr/affichageDoc.php?specid=60058517&typedoc=R
Ngày cập nhật: 26/06/2021