Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Vinblastine (Vinblastin)
Loại thuốc
Thuốc chống ung thư
Dạng thuốc và hàm lượng
Ống tiêm Vinblastine sulfate hàm lượng 1 mg/ml; 10 mg/ml dùng để tiêm tĩnh mạch
Thuốc Vinblastine được chỉ định để:
Vinblastine là một alcaloid chiết xuất từ cây dừa cạn (Catharanthus roseus) có tác dụng chống ung thư.
Cơ chế tác dụng của thuốc còn chưa sáng tỏ, nhưng có lẽ tác dụng độc tế bào của vinblastine có thể do việc gắn vào tubulin và ức chế sự tạo thành các vi ống; từ đó ức chế sự tạo thành các thoi gián phân và dẫn tới ngừng phân chia tế bào.
Thuốc có tác dụng ở các pha M và S và còn có thể ngăn sự tổng hợp acid nucleic và protein do ức chế sử dụng acid glutamic.
Vinblastine không được hấp thu ở ống tiêu hóa.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, vinblastine sulfate từ máu được nhanh chóng phân bố vào các mô của cơ thể, tập trung nhiều ở tiểu cầu. Thuốc gắn nhiều vào protein (99%). Thể tích phân bố: 27,3 lít/kg. Vinblastine ít qua hàng rào máu - não và không đạt nồng độ điều trị trong dịch não tủy. Thuốc cũng ít vào mô mỡ.
Vinblastine được chuyển hóa nhiều ở gan bởi các isoenzyme thuộc CYP3A của cytochrom P450 tạo thành desacetyl vinblastine là chất có hoạt tính mạnh hơn.
Thuốc đào thải qua phân (95%) và nước tiểu (<1% dưới dạng thuốc không biến đổi).
Thời gian bán thải: pha đầu là 4 phút, pha cuối là 25 giờ.
Khi dùng vinblastin cùng với phenytoin, nồng độ phenytoin tronghuyết thanh bị giảm. Do đó cần phải theo dõi nồng độ phenytoin và điều chỉnh liều lượng phenytoin.
Dùng vinblastin cùng với các thuốc ức chế men gan isoenzym CYP3A của cytochrom
P450.Dẫn đến xuất hiện sớm hoặc tăng mức độ nặng của các tác dụng phụ của thuốc. Nếu dùng đồng thời thì phải giảm liều vinblastin.
Vinblastin làm tăng nồng độ huyết thanh của tolterodin; phải giảm 50% liều tolterodin nếu dùng đồng thời.
Thận trọng khi dùng vinblastin đồng thời với thuốc chống nôn apretitant là thuốc có thể ức chế hoặc kích hoạt CYP3A.
Độc tính lên tai của thuốc tăng khi dùng đồng thời với các thuốc khác độc lên tai như các thuốc chống ung thư có platin.
Độc tính của thuốc tăng khi dùng đồng thời với erythromycin.
Dasatinib, lopinavir, chất ức chế P-glycoprotein, trastuzumab làm tăng nồng độ và tác dụng của vinblastine
Deferasirox, Echinacea, chất kích hoạt P-glycoprotein (những chất kích hoạt CYP3A4) làm giảm nồng độ vinblastin.
Vinblastin làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của mitomycin, natalizumab, vắc xin (sống).
Vinblastin làm giảm nồng độ hoặc tác dụng của dabigatran etexilat, cơ chất của P-glycoprotein, vắc xin (khử hoạt).
Không dùng đồng thời vinblastin với natalizumab, vắc xin sống
Không dùng đồng thời vinblastine cỏ St John
Nếu trộn vinblastine cùng với furosemide trong cùng dây truyền hoặc bơm tiêm sẽ gây kết tủa ngay lập tức.
Vinblastine chỉ được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch. Sau liều ban đầu, liều tiếp theo phải căn cứ vào đáp ứng lâm sàng, trạng thái huyết học và độ dung nạp thuốc của người bệnh để xác định.
Sau khi dùng thuốc, có thể có giảm bạch cầu, vì vậy khi dùng thuốc phải cách nhau ít nhất 7 ngày. Sau đó tiếp tục giữ nguyên liều cho tới khi số lượng bạch cầu tăng trở lại ít nhất là 4000/mm3.
Mỗi tuần tăng liều dùng lên khoảng 1,8 mg/m2 cho người lớn hoặc 1,25 mg/m2 cho trẻ em, cho tới khi đạt đáp ứng điều trị mong muốn - khi số lượng bạch cầu giảm xuống còn khoảng 3000/mm3 hoặc khi đã dùng tới liều tối đa hàng tuần 18,5 mg/m2 cho người lớn hoặc 12,5 mg/m2 cho trẻ em.
Một khi đã xác định được liều gây giảm bạch cầu xuống còn 3000/mm3, duy trì mỗi tuần 1 lần cho người lớn với liều thuốc thấp hơn khoảng 1,8 mg/m2 so với liều nói trên và thấp hơn khoảng 1,25 mg/m2 đối với trẻ em để không tiếp tục gây giảm bạch cầu.
Điều trị vinblastine liên tục ít nhất từ 4 đến 6 tuần, nhất là người mắc carcinom phải cần tới 12 tuần.
Liều bắt đầu điều trị thường là 3,7 mg/m2 diện tích cơ thể, tiêm tĩnh mạch, tiêm tính mạch một lần. Cứ sau 7 ngày lại điều chỉnh liều dựa trên đáp ứng theo huyết học. Liều có thể tăng tới 5,5 mg/m2 (liều thứ 2); tới 7,4 mg/ m2 (liều thứ 3); tới 9,25 mg/m2 (liều thứ 4) và 11,1 mg/m2 (liều thứ 5). Liều thông thường khoảng 5,5 - 7,4 mg/m2. Mục đích của điều chỉnh liều là làm giảm bạch cầu xuống khoảng xấp xỉ 3000/mm3.
Bệnh Hodgkin (trị liệu phối hợp): Liều 6 mg/m2 mỗi 2 tuần một lần.
Ung thư tinh hoàn (trị liệu phối hợp): Liều là 0,11 mg/kg một ngày, dùng trong 2 ngày, lặp lại sau 3 tuần; hoặc 6 mg/m2 một ngày, dùng trong 2 ngày, lặp lại sau 3 - 4 tuần.
Ung thư bàng quang (trị liệu phối hợp): Liều 3 mg/m2 vào các ngày thứ 2, 15, 22 và 28 của chu kỳ điều trị 28 ngày. Lặp lại sau 3 - 4 tuần.
Ung thư tế bào hắc tố (trị liệu phối hợp): Liều 2 mg/m2 vào các ngày 1 - 4, và 22 - 25 của chu kỳ điều trị 6 tuần.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (trị liệu phối hợp): 4 mg/m2 vào ngày 1, 8, 15, 22 và 29, lặp lại sau 2 tuần.
Ung thư buồng trứng (trị liệu phối hợp: 0,11 mg/kg/ngày trong 2 ngày, lặp lại sau 3 tuần.
Ung thư tuyến tiền liệt (trị liệu phối hợp): 4 mg/m2/tuần, dùng trong 6 tuần; nghỉ 2 tuần rồi lặp lại (chu kỳ 8 tuần).
Bệnh Hodgkin: Ban đầu 6 mg/m2. Các liều cách nhau 7 ngày trở lên.
Bệnh Letterer - Siwe: Ban đầu là 6,5 mg/m2. Các liều cách nhau 7 ngày trở lên.
Ung thư tinh hoàn: B ban đầu là 3 mg/m2. Các liều cách nhau 7 ngày trở lên.
U thần kinh đệm bậc thấpthấp (Trẻ sơ sinh ≥ 8 tháng, trẻ em và thanh thiếu niên): Liều 6 mg/m2 mỗi 7 ngày một lần trong 70 liều.
Không cần chỉnh liều ở người suy thận.
Điều chỉnh liều ở người suy gan:
Ức chế tủy, giảm bạch cầu/giảm bạch cầu hạt (mức thấp nhất: 5 - 10 ngày; hồi phục: 7 - 14 ngày; phụ thuộc liều dùng).
Mệt mỏi, huyết áp tăng, rụng tóc, táo bón, gây đau xương, đau hàm dưới, đau khối u.
Đau ngực, tai biến mạch não, thiếu máu mạch vành, bất thường trên điện tâm đồ, thiếu máu cơ tim, hiện tượng Raynaud.
Trầm cảm, chóng mặt, nhức đầu, độc thần kinh (kéo dài trên 24 giờ), co giật.
Viêm da, nhạy cảm với ánh sáng, mẩn đỏ, nổi nốt phỏng.
Nội tiết - chuyển hóa: Vô tinh trùng, tăng acid uric, hội chứng không phù hợp hormon chống bài niệu (SIADH).
Đau bụng, chán ăn, ỉa chảy, chảy máu đường tiêu hóa, viêm ruột xuất huyết, liệt ruột, rối loạn vị giác, buồn nôn, liệt ruột non, chảy máu trực tràng, viêm miệng, nôn, ứ nước tiểu.
Thiếu máu, giảm tiểu cầu (phục hồi sau vài ngày).
Viêm mô tế bào (nếu để thuốc thoát mạch), kích ứng, viêm tĩnh mạch (nếu để thuốc thoát mạch), phản ứng viêm do thuốc sau xạ trị (radiation recall).
Mất phản xạ của các gân sâu, đau cơ, loạn cảm, viêm thần kinh ngoại biên, mệt nhọc.
Rung giật nhãn cầu, tổn thương thính giác, điếc, tổn thương tiền đình, co thắt phế quản, khó thở, viêm hầu - họng.
Có thể gây viêm miệng.
Không có báo cáo.
Thuốc được thực hiện bới nhân viên y tế nên ít có khả năng quên liều.
Quá liều và độc tính
Độc tính của vinblastine phụ thuộc vào liều dùng. Vì vậy khi quá liều, người bệnh có thể bị những tác dụng phụ nói trên một cách quá mức.
Quá liều vinblastine có thể gây suy tủy xương, đe dọa tính mạng.
Cách xử lý khi quá liều Vinblastine
Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chủ yếu chăm sóc hỗ trợ như: Theo dõi tim mạch, dùng thuốc chống co giật, phòng ngừa tắc ruột, xét nghiệm máu hàng ngày để xác định yêu cầu truyền máu và đánh iá nguy cơ nhiễm khuẩn. Không có thông tin về hiệu quả của thẩm phân hoặc của cholestyramin trong điều trị quá liều.