Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sốt vàng là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa.

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt vàng (sốt vàng) là bệnh gây ra bởi một loại virus RNA thuộc chi Flavivirus do muỗi truyền, đặc hữu ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt đột ngột, nhịp tim chậm tương đối, nhức đầu. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị vàng da, xuất huyết và suy đa phủ tạng. Chẩn đoán bằng nuôi cấy virus, phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) và xét nghiệm huyết thanh học. Điều trị hỗ trợ và phòng ngừa bằng tiêm phòng và diệt muỗi mang mầm bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Sốt vàng là gì? 

Sốt vàng (sốt vàng) là bệnh gây ra bởi một loại virus RNA thuộc chi Flavivirus do muỗi truyền, chủ yếu là loài Aedes aegypti. Bệnh phổ biến nhất ở các khu vực của Châu Phi và Nam Mỹ, ảnh hưởng đến khách du lịch và cư dân đang sinh sống trong khu vực đó.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Sốt vàng

5 - 50% trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh từ không có triệu chứng đến sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong trong có thể lên đến 50%. 

Thời gian ủ bệnh kéo dài 3 - 6 ngày. Khởi phát đột ngột, sốt 39 - 40°C, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt và đau cơ. Ban đầu mạch thường nhanh nhưng đến ngày thứ 2 mạch chậm dần theo mức độ sốt (dấu hiệu Faget). Khuôn mặt đỏ bừng, và mắt như bị tiêm thuốc. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, nôn mửa, táo bón, suy sụp nghiêm trọng, bồn chồn và khó chịu.

Bệnh nhẹ có thể khỏi sau 1 - 3 ngày. Tuy nhiên, trong những trường hợp vừa hoặc nặng, giảm sốt đột ngột từ 2 - 5 ngày sau khi khởi phát, và thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Cơn sốt tái phát, nhưng mạch vẫn chậm. Vàng da, albumin niệu đại thể, đau vùng thượng vị kèm theo nôn trớ thường xảy ra cùng nhau sau 5 ngày mắc bệnh. Bệnh nhân có thể bị thiểu niệu, chấm xuất huyết, xuất huyết niêm mạc, lú lẫn và thờ ơ.

Bệnh có thể kéo dài > 1 tuần, hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Ở thể nghiêm trọng nhất, được gọi là sốt vàng ác tính, bệnh nhân bị mê sảng, nấc cụt khó chữa, co giật, hôn mê và suy đa tạng.

Trong quá trình hồi phục, có thể xảy ra bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là viêm phổi.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Sốt vàng 

20 - 50% bệnh nhân mắc sốt vàng nghiêm trọng tiến triển đến tử vong. Các biến chứng trong giai đoạn nhiễm độc của bệnh sốt vàng bao gồm suy thận và gan, vàng da, mê sảng và hôn mê.

Những người vượt qua được nhiễm trùng sẽ dần hồi phục trong khoảng vài tuần đến vài tháng, thường là không có tổn thương nội tạng đáng kể. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn có thể bị mệt mỏi và vàng da. Các biến chứng khác bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp, như viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Sốt vàng

Bệnh sốt vàng do một loại virus lây truyền qua muỗi Aedes aegypti gây ra. Những con muỗi này sinh trưởng mạnh trong và gần nơi sinh sống của con người, ngay cả trong vùng nước sạch nhất. Hầu hết các trường hợp sốt vàng xảy ra ở châu Phi cận Sahara và vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

Người và khỉ thường bị nhiễm siêu vi trùng sốt vàng nhất. Muỗi truyền virus qua lại giữa khỉ, người hoặc cả hai.

Khi muỗi đốt người hoặc khỉ đang mắc bệnh sốt vàng, virus sẽ đi vào máu của muỗi và tuần hoàn trước khi định cư ở tuyến nước bọt. Khi muỗi bị nhiễm bệnh đốt khỉ hoặc người khác, virus sẽ xâm nhập vào máu của vật chủ và gây bệnh.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải Sốt vàng?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm virus sốt vàng, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh nặng hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Sốt vàng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Sốt vàng, bao gồm:

Người dân đang sinh sống hoặc khách du lịch đến vùng lưu hành dịch như châu Phi cận Sahara và vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Sốt vàng

  • Nuôi cấy virus, phản ứng chuỗi phiên mã ngược - polymerase (RT-PCR) hoặc xét nghiệm huyết thanh.

Những người đang sống tại vùng dịch nếu bị sốt đột ngột kèm nhịp tim chậm và vàng da tương đối, nghi ngờ có thể mắc bệnh sốt vàng. Bệnh nhẹ thường khó chẩn đoán.

Nên làm công thức máu toàn bộ, phân tích nước tiểu, xét nghiệm gan, xét nghiệm đông máu, cấy máu virus và xét nghiệm huyết thanh. Thường gặp trường hợp giảm bạch cầu toàn phần kèm theo giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, chậm đông máu và tăng thời gian prothrombin (PT). Nồng độ bilirubin và aminotransferase có thể tăng cao trong vài tháng. Albumin niệu xảy ra ở 90% bệnh nhân (có thể đạt 20 g/L) giúp phân biệt bệnh sốt vàng với bệnh viêm gan. Trong bệnh sốt vàng ác tính, hạ đường huyết và tăng kali huyết có thể xảy ra giai đoạn cuối.

Chẩn đoán sốt vàng được xác nhận bằng nuôi cấy, xét nghiệm huyết thanh, RT-PCR, hoặc xác định hoại tử tế bào gan giữa đặc trưng khi khám nghiệm tử thi.

Chống chỉ định sinh thiết gan trong thời gian bị bệnh vì nguy cơ gây xuất huyết cao.

Phương pháp điều trị Sốt vàng hiệu quả

Không có thuốc kháng virus nào hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt vàng. Do đó, việc điều trị chủ yếu bao gồm chăm sóc hỗ trợ tại bệnh viện, bao gồm truyền dịch và thở oxy, duy trì huyết áp bình thường, bổ sung lượng máu mất đi, lọc máu cho người suy thận và điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng bội nhiễm nào khác. Một số người được truyền huyết tương để thay thế các protein trong máu giúp cải thiện quá trình đông máu.

Điều trị xuất huyết bằng vitamin K. Thuốc chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton và sucralfate được chỉ định trong dự phòng xuất huyết tiêu hóa và có thể được sử dụng cho tất cả những bệnh nhân phải nhập viện.

Nếu bị sốt vàng, bệnh nhân nên ở trong nhà, tránh xa muỗi để tránh truyền bệnh cho người khác. Một khi đã bị sốt vàng, cơ thể sẽ miễn dịch với căn bệnh này trong suốt phần đời còn lại.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Sốt vàng

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Có biện pháp diệt muỗi và phòng muỗi cắn vì nguy cơ lây nhiễm bệnh cho hoặc từ người khác.

  • Không sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. 

  • Có thể sử dụng thảo dược khô làm trà hoặc thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây kế sữa để hỗ trợ chức năng gan (tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).

  • Tăng cường bổ sung chất xơ có trong rau củ, bột yến mạch, hạnh nhân và các loại trái cây như đu đủ và xoài giàu enzym tiêu hóa.

  • Rượu có thể gây thêm tổn thương cho gan, vì vậy tốt nhất nên tránh hoàn toàn.

  • Hạn chế dùng chất béo bão hoà mà thay bằng các loại chất béo không bão hòa (trong dầu olive, dầu cá, dầu thực vật...).

  • Đường tinh luyện có thể gây tích tụ chất béo trong gan, vì vậy cần chọn thực phẩm chứa đường tự nhiên. 

  • Giảm lượng natri bằng cách tránh thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.

Phương pháp phòng ngừa Sốt vàng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Kiểm soát dịch bệnh

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có bệnh nhân sốt vàng, vì thế những biện pháp tăng cường kiểm dịch y tế biên giới, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng là rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, quản lý những trường hợp nghi mắc sốt vàng có thể xâm nhập.

Vaccine

Nếu đang sinh sống ở vùng dịch, người dân cần được tiêm vaccine để ngừa bệnh. Nếu dự định đi du lịch ở vùng dịch, cũng cần tiêm vaccine trước chuyến đi tối thiểu 10 ngày, tốt nhất là 3 - 4 tuần. 

Một liều vaccine sốt vàng duy nhất có khả năng bảo vệ trong ít nhất 10 năm. Các tác dụng phụ thường nhẹ, kéo dài  5 - 10 ngày, bao gồm nhức đầu, sốt nhẹ, đau cơ, mệt mỏi và đau nhức tại chỗ tiêm. Các phản ứng nghiêm trọng hơn như hội chứng tương tự sốt vàng, viêm não hoặc tử vong có thể xảy ra, thường xuyên nhất ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Vaccine này an toàn nhất cho trẻ từ 9 tháng đến 60 tuổi.

Bảo vệ chống muỗi

Tránh hoạt động ngoài trời không cần thiết khi muỗi hoạt động mạnh nhất.

Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài khi đi vào các khu vực có muỗi truyền.

Nếu chỗ ở không có màn chắn cửa sổ hoặc máy lạnh, hãy sử dụng mùng. 

Để xua đuổi muỗi bằng thuốc đuổi muỗi, có thể sử dụng cả hai cách sau:

  • Bôi thuốc chống muỗi có chứa permethrin lên quần áo, giày dép, dụng cụ cắm trại và màn ngủ. Permethrin không dùng trên da.

  • Sản phẩm có hoạt chất DEET, IR3535 hoặc picaridin giúp bảo vệ da lâu dài. Chọn nồng độ dựa trên số giờ bảo vệ. Nói chung, nồng độ cao hơn kéo dài hơn.

Chất đuổi muỗi hóa học có thể độc hại và chỉ sử dụng lượng cần thiết cho thời gian ở ngoài trời. Không sử dụng DEET trên tay của trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Dầu bạch đàn chanh có khả năng bảo vệ tương tự DEET và không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Nguồn tham khảo

1. https://vncdc.gov.vn/benh-sot-vang-nd14497.html

2. https://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/arboviruses,-arenaviridae,-and-filoviridae/yellow-fever

3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yellow-fever

4. https://www.healthline.com/health/food-nutrition/diet-for-jaundice

Các bệnh liên quan

  1. Nhiễm sán máng

  2. Sán dây

  3. Sán dây lợn

  4. Sởi

  5. Sốt xuất huyết do virus Hanta

  6. Bại liệt

  7. Nhiễm giun tóc

  8. Lao họng

  9. Lao phổi

  10. Tả do virus Vibrio Cholerae