Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc tiêu hoá & gan mật/
  4. Thuốc dạ dày
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Micro

Thuốc Omicap-20 Micro điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản (10 vỉ x 10 viên)

000305040 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc dạ dày

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Omeprazol

Chỉ định

Nhà sản xuất

MICRO LABS LIMITED

Nước sản xuất

Ấn Độ

Xuất xứ thương hiệu

Ấn Độ

Số đăng ký

VN-22176-19

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Omicap - 20 giúp điều trị loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Omicap-20 là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Omicap-20

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Omeprazol

20mg

Công dụng của Thuốc Omicap-20

Chỉ định

Thuốc Omicap - 20 chỉ định điều trị trong các trường hợp loét tá tràng và dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược thực quản.

Dược lực học

Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro – kali adenosin triphosphatase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng nhanh, kéo dài nhưng hồi phục được. Omeprazol không có tác dụng lên thụ thể (receptor) acetylcholin hay thụ thể histamin. Ðạt tác dụng tối đa sau khi uống thuốc 4 ngày.

Dược động học

Omeprazol được hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Khả dụng sinh học khoảng 60%. Thức ăn không ảnh hưởng lên sự hấp thu thuốc ở ruột.

Sự hấp thu omeprazol phụ thuộc vào liều uống. Thuốc có thể tự làm tăng hấp thu và khả dụng sinh học của nó do ức chế dạ dày bài tiết acid. Thuốc gắn nhiều vào protein huyết tương (khoảng 95%) và được phân bố ở các mô, đặc biệt là ở tế bào viền của dạ dày. Khả dụng sinh học của liều uống một lần đầu tiên là khoảng 35%, nhưng sẽ tăng lên khoảng 60% khi uống tiếp theo mỗi ngày một liều. Tuy nửa đời thải trừ ngắn (khoảng 40 phút), nhưng tác dụng ức chế bài tiết acid lại kéo dài, nên có thể dùng mỗi ngày chỉ 1 lần.

Omeprazol hầu như được chuyển hóa hoàn toàn tại gan, đào thải nhanh chóng, chủ yếu qua nước tiểu (80%), phần còn lại theo phân. Các chất chuyển hóa đều không có hoạt tính, nhưng lại tương tác với nhiều thuốc khác do tác dụng ức chế các enzym của cytochrom P450 của tế bào gan.

Dược động học của thuốc không bị thay đổi có ý nghĩa ở người cao tuổi hay người bệnh bị suy chức năng thận. Ở người bị suy chức năng gan, thì khả dụng sinh học của thuốc tăng và độ thanh thải thuốc giảm, nhưng không có tích tụ thuốc và các chất chuyển hóa của thuốc trong cơ thể.

Cách dùng Thuốc Omicap-20

Cách dùng

Thuốc Omicap - 20 dùng đường uống. Khi uống thuốc không được làm vỡ viên (không được nhai, nghiền) mà phải nuốt viên với nước. Thời gian uống thuốc thích hợp là cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng và trước giờ ngủ buổi tối).

Liều dùng

Liều khuyến cáo:

  • Loét tá tràng – dạ dày tiến triển: Mỗi ngày uống một lần 20mg, uống trong 4 - 8 tuần.
  • Loét tá tràng nghiêm trọng: Mỗi ngày uống một lần 40mg, uống trong 4 - 8 tuần
  • Trào ngược thực quản: Mỗi ngày uống một lần 20mg, dùng trong 4 - 8 tuần.
  • Loét thực quản nghiêm trọng: Mỗi ngày uống một lần 20 - 40 mg, dùng trong 4 - 8 tuần.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Mỗi ngày uống một lần 60mg, thời gian điều chỉnh tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân.

Không cần điều chỉnh liều với người cao tuổi hoặc với bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Liều mỗi ngày tới 160mg được dung nạp tốt. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Omeprazole gắn mạnh vào protein huyết tương, vì vậy không dễ thấm tách được. Khi gặp quá liều, cần điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Omicap - 20 thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:

Tác dụng phụ thường gặp nhất (1 - 10% người bệnh) là nhức đầu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng và buồn nôn/nôn.

Các tác dụng phụ sau được ghi nhận từ các nghiên cứu lâm sàng và trong quá trình lưu hành thuốc trên thị trường. Các tác dụng phụ này không liên quan đến liều dùng. Tần suất được phân loại như sau: Rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100 đến <1/10), ít gặp (≥1/1000 đến <1/100), hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1000), rất hiếm gặp (<1/10.000), chưa rõ (không thể ước lượng được từ các dữ liệu sẵn có).

Rối loạn máu và hệ viền:

  • Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Rất hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.

Rối loạn hệ miễn dịch:

  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn, ví dụ: Sốt, phù mạch và choáng/sốc phản vệ.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:

  • Hiếm gặp: Giảm natri máu.
  • Không biết: Giảm magnesi trong máu.

Rối loạn tâm thần:

  • Ít gặp: Mất ngủ.
  • Hiếm gặp: Lo âu, lú lẫn, trầm cảm.
  • Rất hiếm gặp: Hung hãn, ảo giác.

Rối loạn hệ thần kinh:

  • Thường gặp: Đau đầu.
  • Ít gặp: Chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ.
  • Hiếm gặp: Rối loạn vị giác.

Rối loạn thị giác:

  • Hiếm gặp: Nhìn mờ.

Rối loạn tai và mê đạo:

  • Ít gặp: Chóng mặt.

Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất:

  • Hiếm gặp: Co thắt phế quản.

Rối loạn hệ tiêu hóa:

  • Thường gặp: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn,
  • Hiếm gặp: Khô miệng, viêm dạ dày, nấm ruột.
  • Chưa rõ: Viêm đại tràng.

Rối loạn gan mật:

  • Ít gặp: Tăng men gan.
  • Hiếm gặp: Viêm gan có hoặc không có vàng da.
  • Rất hiếm gặp: Suy gan, bệnh não ở bệnh nhân tiền sử mắc bệnh gan.

Rối loạn da và mô dưới da:

  • Ít gặp: Viêm da, ngứa, phát ban, mày đay.
  • Hiếm gặp: Rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Rất hiếm gặp: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì gây độc (TEN).
  • Không biết: Lupus ban đỏ bán cấp.

Rối loạn cơ xương và mô liên kết:

  • Ít gặp: Chấn thương hông, cổ tay hoặc cột sống.
  • Hiếm gặp: Đau khớp, đau cơ.
  • Rất hiếm gặp: Yếu cơ.

Rối loạn thận và tiết niệu:

  • Hiếm gặp: Viêm thận kẽ.

Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú:

  • Rất hiếm gặp: Nữ hóa tuyến vú.

Các rối loạn tổng quát và tại chỗ:

  • Ít gặp: Khó chịu, phù ngoại biên.
  • Hiếm gặp: Tăng tiết mồ hôi.

Trẻ em:

An toàn của omeprazole đã được đánh giá trên 310 trẻ em tuổi 0 đến 16 tuối với bệnh liên quan đến acid dịch vị. Dữ liệu về độ an toàn trong thời gian dài tương đối hạn chế, thu được ở 46 trẻ em điều trị duy trì omeprazole trong một nghiên cứu lâm sàng đối với các trẻ có viêm thực quản nặng trong 749 ngày. Dữ liệu tác dụng không mong muốn nhìn chung là giống ở người lớn khi điều trị ngắn hoặc dài ngày. Không có dữ liệu nào được báo cáo về ảnh hưởng của omeprazole lên tuổi dậy thì và sự tăng trưởng

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Omicap - 20 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào (như giảm cân nhiều và ngoài ý muốn, nôn nhiều lần, khó nuốt, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen) và khi nghi ngờ hoặc có loét dạ dày, cần phải loại trừ khả năng bị u ác tính vì việc dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm chuẩn đoán.

Sử dụng đồng thời atazanavir với các thuốc ức chế bơm proton không được khuyến cáo. Nếu bắt buộc phải phối hợp, cần phải theo dõi chặt chẽ triệu chứng lâm sàng (ví dụ như số lượng virus) khi dùng phối hợp tăng liều atazanavir đến 400 mg với 100 mg ritonavir; không dùng omeprazole vượt quá liều 20 mg.

Giống như các thuốc ức chế tiết acid khác, omeprazole có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 (cyanocobalamin) do giảm acid dịch vị. Điều này cần phải được cân nhắc khi dùng thuốc cho những bệnh nhân giảm dự trữ hoặc có những yếu tố nguy cơ dẫn đến giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị dài ngày.

Omeprazole là thuốc ức chế enzym CYP2C19. Khi bắt đầu hoặc dừng sử dụng omeprazole, khả năng xảy ra tương tác với các thuốc được chuyển hóa qua enzym CYP2C19 cần phải được xem xét. Tương tác thuốc giữa omeprazole và clopidogrel đã được báo cáo. Ý nghĩa lâm sàng của tương tác này chưa được biết rõ. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, không khuyến cáo sử dụng đồng thời hai thuốc này.

Một số trẻ em có bệnh mạn tính có thể cần phải dime thuốc trong thời gian dài mặc dù điều này không được khuyến cáo.

Giảm nồng độ magie trong máu:

Nồng độ magie trong máu giảm nghiêm trọng đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton như omeprazole trong ít nhất 3 tháng và đối với hầu hết các trường hợp là 1 năm. Các biểu hiện nghiêm trọng của giảm nồng độ magie trong máu bao gồm mệt mỏi, mê sảng, hội chứng tetany, co giật, chóng mặt, rối loạn nhịp thất có thể xảy ra nhưng các triệu chứng này đều bắt đầu từ từ và thường bị bỏ qua. Ở các bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nhất, giảm magie máu được cải thiện sau khi thay thế magie và dừng các thuốc ức chế bơm proton.

Đối với các bệnh nhân cần phải dùng lâu dài hoặc những bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton với digoxin hoặc các thuốc có thể làm giảm magie máu (như thuốc lợi tiểu), các nhân viên y tế cần xem xét khả năng xác định nồng độ magie trong máu trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton và định kỳ trong quá trình dùng thuốc.

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) đặc biệt là nếu dùng với liều cao và thời gian dài (trên 1 năm) có thể làm tăng nguy cơ tổn thương hông, cổ tay và xương cột sống, chủ yếu ở người cao tuổi hoặc người có các yếu tố nguy cơ. Các nghiên cứu cho thây các thuốc PPI có thể làm tăng nguy cơ chung bị chấn thương từ 10 đến 40%. ở một số trường hợp thì việc tăng này có thể là do các yếu tố nguy cơ khác. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cần phải được theo dõi và điều trị theo các hướng dẫn điều trị và cần phải sử dụng vitamin D và calci với liều lượng thích hợp.

Viên nang omeprazole có chứa sucrose. Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về bất dung nạp fructose, kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu enzym sucrase- isomaltase không nên sử dụng thuốc này. Điều trị với PPI có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter.

Gây rối loạn các kết quả xét nghiệm

Tăng nồng độ CgA có thể gây nhiễu kết quả các xét nghiệm liên quan khối u thần kinh nội tiết. Để tránh sự ảnh hưởng này, cần tạm thời dừng sử dune omeprazole trong vòng 5 ngày trước khi xét nghiệm CgA.

Lupus ban đỏ bán cấp

Các PPI có liên quan dến một số ít các trường hợp lupus ban đỏ bán cấp. Nếu có tổn thương, đặc biệt là các vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và nếu kèm theo đau khớp, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ và bác sĩ có thể xem xét việc dừng sử dụng omeprazole. Lupus ban đỏ bán cấp sau khi dùng một thuốc PPI có thể làm tăng nguy cơ bị lupus ban đỏ bán cấp khi dùng một thuốc PPI khác.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Do thuốc Omicap - 20 có thể gây nhức đầu, choáng váng nên cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc sau khi dùng thuốc.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Chỉ dùng omeprazole trong thai kỳ khi lợi ích cho mẹ vượt hẳn nguy cơ cho thai.

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cần phải ngừng cho bú nếu mẹ phải dùng omeprazole.

Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của omeprazole lên dược động học của các thuốc khác

Các thuốc mà sự hấp thu phụ thuộc vào pH dịch vị

Sự giảm tính acid dạ dày trong quá trình điều trị với omeprazole có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu các thuốc có sự hấp thu phụ thuộc pH.

Nelfinavir, atazanavir:

Nồng độ nelfinavir và atazanavir trong huyết tương giảm khi dùng chung với omeprazole.

Chống chỉ định phối hợp omeprazole với nelfinavir. Omeprazole (40 mg x 1 lần/ngày) làm giảm 40% nồng độ nelfinavir và nồng độ chất chuyển hoá có hoạt tính M8 bị giảm 75-90%. Tương tác này cũng có thể là do sự ức chế CYP2C19.

Không khuyến cáo dùng omeprazole chung với atazanavir. Ở người khoẻ mạnh tình nguyện, khi dùng omeprazole (40 mg x 1 lần/ngày) chung với atazanavir 300 mg/ritonavir 100 mg, nồng độ atazanavir giảm 75%. Tăng liều atazanavir lên 400 mg cũng không bù đắp được cho tác động của omeprazole trên atazanavir. Khi dùng omeprazole (20 mg x 1 lần/ngày) với atazanavir 400 mg/ritonavir 100 mg ở người khoẻ mạnh tình nguyện cho thấy nồng độ atazanavir giảm xấp xỉ 30% khi so với atazanavir 300 mg/ritonavir 100 mg x 1 lần/ngày.

Digoxin: Dùng omeprazole (20 mg/ngày) chung với digoxin ở người khoẻ mạnh tình nguyện làm tăng sinh khả dụng của digoxin lên 10%. Hiếm có báo cáo về ngộ độc digoxin. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng omeprazole liều cao ở người già. Cần tăng cường theo dõi khi điều trị với digoxin.

Clopidogrel:

Trong một nghiên cứu lâm sàng, bệnh nhân dùng clopidogrel (300 mg liều khởi đầu, sau đó là 75 mg/ngày) đơn độc và phối hợp với omeprazole (80 mg clopidogrel) trong 5 ngày. Lượng sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel giảm 46% (ngày 1) và 42% (ngày 5) khi dùng phối hợp. Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu giảm trung bình 47% (24 giờ) và 30% (ngày 5) khi dùng phối hợp. ở nghiên cứu khác, sử dụng hai thuốc cách xa nhau không ngăn được tương tác giữa các thuốc và tương tác này có the do tác dụng ức chế của omeprazole trên enzym CYP2C19.

Các thuốc khác:

Khi dùng đồng thời với omeprazole, hấp thu của posaconazole, erlotinib, ketoconazol và itraconazol bị giảm mạnh và do đó, hiệu quả lâm sàng có thể giảm. Tránh phối hợp omeprazole với posaconazol và erlotinib.

Các thuốc chuyển hoá qua CYP2C19

Omeprazole là chất ức chế trung bình CYP2C19, enzym chuyển hoá chính của omeprazole. Do đó, sự chuyển hoá của các thuốc chuyển hoá qua CYP2C19 có thể giảm và làm tăng nồng độ của các chất này khi dùng chung omeprazole. Ví dụ về những thuốc này là R-warfarin và các thuốc kháng vitamin K, cilostazol, diazepam và phenytoin.

Cilostazol: Omeprazole, dùng liều 40 mg ở người khoẻ mạnh trong một nghiên cứu chéo, làm tăng Cmax và AUC của cilostazol tương ứng là 18% và 26%, và của một trong các chất chuyển hoá có hoạt tính tương ứng là 29% và 69%.

Phenytoin: Theo dõi nồng độ phenytoin trong máu được khuyến cáo trong 2 tuần đầu sau khi bắt đầu dùng omeprazole và, nếu hiệu chỉnh liều phenytoin, theo dõi và cần hiệu chỉnh thêm liều phenytoin khi dừng sử dụng omeprazole.

Các cơ chế tương tác chưa được biết rõ

Saquinavir: Dùng đồng thời omeprazole với saquinavir/ritonavir làm tăng nồng độ trong máu khoảng 70% đối với saquinavir liên quan đến việc dune nạp thuốc tốt của các bệnh nhân nhiễm HIV.

Tacrolimus: Sử dụng đồng thời với omeprazole đã được báo cáo làm tăng nồng độ trong máu của tacrolimus, cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ tacrolimus trong máu cũng như chức năng thận (độ thanh thải creatinine) và có thể phải hiệu chỉnh liều tacrolimus

Methotrexat: Khi sử dụng cùng với PPI, ở một số bệnh nhân, nồng độ methotrexate tăng lên. Khi dùng methotrexate liều cao, bác sỹ có thể xem xét tạm thời sử dụng omeprazole cho bệnh nhân.

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên dược động học của omeprazole

Các thuốc ức chế CYP2C19 và/hoặc CYP3A4:

Do omeprazole bị chuyển hóa bởi CYP2C19 và CYP3A4, các thuốc ức chế CYP2C19 hoặc CYP3A4 (như clarithromycin và voriconazole) có thể làm tăng nồng dộ omeprazole trong máu bàng cách làm giảm tốc độ chuyển hóa omeprazole. Sử dụng dồng thời với voriconazole làm tăng lượng omeprazole trong cơ thể hơn 2 lần. Do omeprazole liều cao được dung nạp tốt nên thường không cần hiệu chỉnh liều omeprazole. Tuy nhiên, có thể xem xét hiệu chỉnh liều ở những bệnh nhân suy gan nặng và nếu điều trị kéo dài

Các thuốc cảm ứng CYP2C19 và/hoặc CYP3A4:

Các thuốc hoạt hoá CYP2C19 hoặc CYP3A4 hoặc cả hai (như rifampicin) có thế làm giảm nồng độ omeprazole trong máu bằng cách làm tăng tốc độ chuyển hóa omeprazole

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Ngô Kim ThúyĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Sản phẩm liên quan

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc Omicap-20 chứa thành phần gì?

  • Thời gian điều trị dùng thuốc Omicap-20 kéo dài bao lâu?

  • Thuốc Omicap-20 nên uống trước hay sau khi ăn?

  • Dùng điều trị đồng thời Omicap-20 với thuốc Nelfinavir được không?

  • Thuốc Omicap-20 dùng trong trường hợp nào?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • AD

    Anh Đào

    Xin giá ạ
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Phương LanDược sĩ

      Chào bạn Anh Đào,

      Dạ sản phẩm có giá 36,000 ₫/Hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • C

    CÚC

    Gía hộp bn s
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Thu PhươngDược sĩ

      Chào bạn Cúc,
      Dạ sản phẩm có giá 36,000 ₫/ hộp.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • V

    Vân

    Giá hộp bn s
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tiến BắcDược sĩ

      Chào bạn Vân,

      Dạ sản phẩm có giá 36,000 ₫/hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • K

    Khánh

    Xin giá?
    5 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Thuỳ LinhDược sĩ

      Chào bạn Khánh,

      Dạ sản phẩm có giá 36,000 ₫/hộp

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      5 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • C

    Chi

    Giá hộp bn ạ
    6 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Mai Đoàn Anh ThưDược sĩ

      Chào bạn Chi,

      Dạ sản phẩm có giá 36,000 ₫/hộp

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      6 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 1 bình luận