Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Thuốc lợi tiểu |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách | Hộp 5 Vỉ x 50 Viên |
Thành phần | Furosemid |
Chỉ định | |
Nhà sản xuất | CÔNG TY CPDP VĨNH PHÚC |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Số đăng ký | VD-28154-17 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Vinzix 40 mg Vinphaco 5x50 là sản phẩm thuốc của công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc với thành phần hoạt chất là Furosemid 40 mg được chỉ định điều trị trong các trường hợp như phù, tăng huyết áp, thiểu niệu trong suy thận mạn hoặc suy chức năng thận và trong điều trị tăng calci huyết. |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Thuốc Vinzix 40mg là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Furosemid | 40mg |
Thuốc Vinzix 40 mg Vinphaco 5x50 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai.
Cơ chế tác dụng chủ yếu của furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+/K+/2Cl- ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước.
Thuốc cũng làm giảm tái hấp thu Na+, Cl– và tăng thải trừ K+ ở ống lượn xa và có thể tác dụng trực tiếp cả trên ống lượn gần. Furosemid làm tăng đào thải Ca2+, Mg2+, hydrogen, amoni, bicarbonat và có thể cả phosphat qua thận. Mất nhiều kali, hydro và clor có thể gây ra kiềm chuyển hóa.
Do làm giảm thể tích huyết tương nên có thể gây ra hạ huyết áp nhưng thường chỉ giảm nhẹ.
Furosemid có tác dụng giãn mạch thận, giảm sức cản ở mạch thận và dòng máu qua thận tăng sau khi dùng thuốc. Khi dùng liều cao ở bệnh nhân suy thận mạn, tốc độ lọc của cầu thận có thể tăng lên tạm thời. Nếu bài niệu quá mức do thuốc làm giảm thể tích huyết tương, có thể xảy ra giảm dòng máu qua thận và giảm tốc độ lọc cầu thận.
Furosemid hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng khoảng 60 – 70% nhưng hấp thu thay đổi và thất thường, bị ảnh hưởng bởi dạng thuốc, các quá trình bệnh tật và sự có mặt của thức ăn. Tuy nhiên, dù uống thuốc lúc đói hay no đáp ứng lợi niệu đều tương tự. Ở bệnh nhân suy tim, hấp thu furosemid còn thất thường hơn. Sinh khả dụng có thể giảm xuống 10% ở người bệnh thận, tăng nhẹ trong bệnh gan. Khi uống, tác dụng xuất hiện nhanh sau 1/2 giờ, đạt tác dụng tối đa sau 1 – 2 giờ và duy trì tác dụng từ 6 – 8 giờ.
Tới 99% furosemid trong máu gắn vào albumin huyết tương. Phần furosemid tự do (không gắn) cao hơn ở người bị bệnh tim, suy thận và xơ gan. Furosemid được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, phần lớn dưới dạng không chuyển hóa. Thời gian bán thải từ 30 phút đến 120 phút ở người bình thường, thời gian bán thải kéo dài ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân suy gan, thận. Furosemid qua được hàng rào nhau thai và phân phối vào sữa mẹ. Độ thanh thải của furosemid không tăng khi thẩm phân máu.
Thuốc dùng đường uống.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
Điều trị phù:
Liều ban đầu thông thường là 40 mg hàng ngày vào buổi sáng. Tác dụng lợi tiểu có thể kéo dài khoảng 4 giờ. Do đó, thời gian dùng thuốc có thể điều chỉnh theo tình trạng bệnh nhân. Liều duy trì là 20 mg mỗi ngày hoặc 40 mg cách ngày. Trong trường hợp phù nặng có thể tăng liều lên 80 mg hàng ngày.
Điều trị tăng huyết áp:
Liều thường dùng là 20 – 40 mg, hai lần mỗi ngày. Nếu chưa có đáp ứng lâm sàng, liều có thể tăng lên 40 mg, hai lần mỗi ngày. Khi uống 40mg, ngày 2 lần mà huyết áp không giảm, nên thêm một thuốc chống tăng huyết áp khác hơn là tăng liều furosemid. Theo dõi chặt chẽ huyết áp khi dùng furosemid đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt khi bắt đầu điều trị.
Điều trị tăng calci huyết:
Người lớn tăng nhẹ nồng độ calci huyết: Uống 120 mg/ngày. Trường hợp nặng, chuyển sang dùng dạng thuốc tiêm.
Trẻ em dưới 12 tuổi
Dạng bào chế khác phù hợp hơn nên được sử dụng cho đối tượng này.
Người cao tuổi
Việc thải trừ thuốc được diễn ra chậm hơn. Do đó, cần điều chỉnh liều để đáp ứng được yêu cầu điều trị.
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, giảm protein huyết
Cần điều chỉnh liều khi dùng thuốc trên những bệnh nhân này.
Liệu pháp liều cao
Suy thận cấp hoặc mạn:
Furosemid liều cao được dùng để điều trị bổ trợ cho liệu pháp khác để điều trị suy thận cấp hoặc mạn, bao gồm thẩm phân màng bụng hoặc thận nhân tạo. Ở một số bệnh nhân, furosemid có thể trì hoãn nhu cầu thẩm phân, tăng khoảng cách cần làm thẩm phân, rút ngắn thời gian nằm viện hoặc cho phép đưa nước vào cơ thể tự do hơn đôi chút.
Người lớn:
Có thể bắt đầu bằng uống 80 mg/ngày và tăng thêm 80 – 120 mg/ngày cho tới khi đạt yêu cầu. Khi cần thiết phải có lợi niệu ngay, liều uống khởi đầu 320 – 400 mg/ngày. Một số người bệnh đã uống tới 4 ngày. Trong khi dùng liệu pháp furosemid liều cao, nhất thiết phải kiểm tra theo dõi cân bằng nước – điện giải. Đặc biệt ở người bị sốc, phải đo huyết áp và thể tích máu tuần hoàn để điều chỉnh lại trước khi bắt đầu liệu pháp này. Liệu pháp liều cao này chống chỉ định trong suy thận do các thuốc gây độc cho thận hoặc gan và trong suy thận kết hợp với hôn mê gan.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng
Mất nước, giảm thể tích máu, tụt huyết áp, mất cân bằng điện giải, hạ kali huyết, nhiễm kiềm giảm clo.
Xử trí
Bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Kiểm tra thường xuyên điện giải trong huyết thanh, mức carbon dioxid và huyết áp. Phải đảm bảo dẫn lưu đầy đủ ở bệnh nhân bị tắc đường ra của nước tiểu từ trong bàng quang (như phì đại tuyến tiền liệt). Thẩm phân máu không làm tăng thải trừ furosemid.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Vinzix 40 mg Vinphaco 5x50, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rất thường gặp, thường gặp, ADR > 1/100
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Mất nước, hạ natri máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ calci máu, hạ magnesi máu, giảm thể tích máu, giảm clo huyết, creatinin tăng, ure máu tăng.
Tim mạch: Hạ huyết áp (đầu óc quay cuồng, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn thị giác, nhìn mờ).
Thận và tiết niệu: Bệnh lắng đọng calci ở thận (Nephrocalcinosis) ở trẻ.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Huyết học: Thiếu máu bất sản.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Dung nạp glucose do hạ kali máu, tăng đường huyết, tăng triglycerid huyết thanh, tăng LDL cholesterol huyết thanh, giảm HDL cholesterol huyết thanh, bệnh gút.
Mắt: Rối loạn thị giác, nhìn mờ, nhìn màu vàng.
Tai: Điếc (đôi khi không thể hồi phục).
Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, loạn nhịp tim, tăng nguy cơ còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Tiêu hóa: Khô miệng, khát nước, buồn nôn, rối loạn nhu động ruột, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón.
Cơ xương khớp và các mô liên kết: Đau cơ, yếu cơ.
Thận và tiết niệu: Tiểu ít, tiểu không tự chủ, tắc nghẽn đường tiết niệu.
Rất hiếm gặp, hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu và hệ bạch huyết: Suy tủy xương (cần dừng điều trị), giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Hệ thần kinh: Rối loạn tâm thần, dị cảm, lú lẫn, đau đầu.
Tai: Ù tai, thường là tạm thời.
Rối loạn mạch máu: Viêm mạch, huyết khối, sốc.
Tiêu hóa: Viêm tụy cấp tính (trong điều trị dài ngày).
Gan, mật: Ứ mật trong gan (vàng da), chức năng gan bất thường.
Da: Phát ban, ngứa, nhạy cảm ánh sáng, hoại tử biểu bì.
Thận: Suy thận cấp, viêm thận kẽ.
Toàn thân: Mệt mỏi, sốt, phản ứng phản vệ
Khác: Còn ống động mạch, Transaminase tăng.
Không xác định tần suất, ADR:
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Nhiễm kiềm chuyển hóa nặng, rối loạn điện giải.
Da: Nổi mề đay, viêm da, ngứa, ban đỏ, ban xuất huyết, phản ứng dị ứng. Nếu xảy ra, cần ngừng thuốc ngay.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Vinzix 40 mg Vinphaco 5x50 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn với furosemid và các dẫn chất sulfonamid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Vô niệu và suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút cho mỗi 1,73 m2 cơ thể) và suy thận do ngộ độc các tác nhân gây độc cho thận và/hoặc gan.
Rối loạn điện giải (hạ natri máu nặng, hạ kali máu nặng, giảm thể tích máu), mất nước và/hoặc tụt huyết áp.
Sử dụng đồng thời với các thực phẩm bổ sung kali hoặc thuốc lợi tiểu giữ kali.
Tình trạng tiền hôn mê/Hôn mê liên quan đến xơ gan hoặc bệnh não.
Nhiễm độc digitalis.
Phụ nữ cho con bú.
Hạ huyết áp và/hoặc giảm thể tích máu, rối loạn cân bằng acid – base: Những triệu chứng này nên được điều trị trước khi sử dụng furosemid. Hạ huyết áp với các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức có thể xảy ra ở bệnh nhân đang được điều trị với furosemid, đặc biệt là với người già.
Cần điều chỉnh liều với những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, giảm protein huyết.
Cần thận trọng khi dùng thuốc trên những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận, hội chứng gan thận, đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu tiện khó, có nguy cơ tắc nghẽn đường niệu bao gồm phì đại tuyến tiền liệt, bệnh gút, bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp.
Thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn như đau đầu, hạ huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Do đó, không nên lái xe, vận hành máy móc hay làm việc trên cao khi gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Khả năng gây quái thai và ảnh hưởng trên phôi của furosemid ở người chưa được biết rõ. Có rất ít bằng chứng về sự an toàn khi sử dụng furosemid liều cao trong thời kỳ thai nghén, mặc dù trên động vật cho thấy không có tác dụng độc hại. Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai trừ khi lợi ích cho bệnh nhân lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
Dùng furosemid trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế bài tiết hoặc đi vào sữa mẹ. Nên ngừng cho con bú nếu dùng thuốc là cần thiết.
Thuốc giãn mạch và thuốc hạ huyết áp: Sử dụng cùng furosemid sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp. Furosemid nên được ngừng hoặc giảm liều trước khi bắt đầu điều trị với các thuốc này.
Thuốc chống loạn thần: Furosemid hạ kali máu làm tăng nguy cơ độc tính trên tim.
Thuốc chống loạn nhịp bao gồm amiodaron, disopyramid, flecanaid, sotalol tăng nguy cơ độc tính trên tim. Tác dụng của lidocain, tocainid hoặc mexiletin có thể bị đối kháng bởi furosemid.
Thuốc liên quan đến kéo dài khoảng QT: Độc tính trên tim có thể tăng lên do hạ kali máu hoặc hạ magnesi máu gây ra bởi furosemid.
Glycosid tim: Làm tăng nguy cơ độc tính trên tim
Thuốc ức chế renin: Aliskiren làm giảm nồng độ trong huyết tương của furosemid.
Muối lithi: Furosemid làm giảm bài tiết lithi, do đó làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương (nguy cơ ngộ độc). Tránh dùng đồng thời trừ khi nồng độ lithi trong huyết tương được theo dõi.
Tạo phức chelat: Sucralfat làm giảm hấp thu của furosemid (2 thuốc này nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ).
Thuốc làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid (như cholestyramin: colestipol): Làm giảm hấp thu furosemid. Hai thuốc này nên được uống cách nhau 2 – 3 giờ.
NSAIDs: Làm tăng nguy cơ độc tính trên thận, đặc biệt ở những bệnh nhân có giảm thể tích máu. Ở những bệnh nhân bị mất nước hoặc giảm thể tích máu, NSAIDs có thể gây suy thận cấp. Indomethacin và ketorolac có thể làm mất tác dụng của furosemid.
Salicylat: Furosemid có thể làm tăng tác dụng của salicylat.
Thuốc kháng sinh: Aminoglycosid, polymyxin và vancomycin tăng nguy cơ độc tính trên tai. Aminoglycosid và cefaloridin gia tăng nguy cơ độc trên thận. Furosemid có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của vancomycin sau khi phẫu thuật tim.
Thuốc chống trầm cảm: Tăng hiệu quả hạ huyết áp khi dùng cùng IMAO. Tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế khi dùng cùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng với reboxetin.
Thuốc điều trị tiểu đường: Tác dụng hạ đường huyết bị đối kháng bởi furosemid. Cần tăng liều insulin khi dùng cùng.
Thuốc chống động kinh: Tăng nguy cơ hạ natri máu khi dùng cùng carbamazepin. Tác dụng lợi tiểu của furosemid có thể bị giảm khi sử dụng cùng với phenytoin.
Thuốc kháng histamin: Hạ kali máu, tăng nguy cơ độc tính trên tim.
Thuốc trị nấm: Tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng cùng amphotericin B.
Thuốc an thần và thuốc ngủ: Tăng tác dụng hạ huyết áp.
Thuốc kích thích thần kinh trung ương (dùng cho bệnh tăng động giảm chú ý): Hạ kali máu làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất.
Corticosteroid: Chống lại tác dụng lợi tiểu do giữ natri và tăng nguy cơ hạ kali máu.
Các chất độc tế bào: Tăng nguy cơ độc tính trên thận và độc tính trên tai với các hợp chất bạch kim.
Thuốc lợi tiểu khác: Furosemid dùng cùng với metolazone có thể gây lợi tiểu mạnh. Furosemid sử dụng cùng với thiazid làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
Thuốc dopaminergic: Tăng tác dụng hạ huyết áp khi dùng cùng với levodopa.
Thuốc điều hòa miễn dịch: Tăng tác dụng hạ huyết áp khi dùng cùng với aldesleukin.
Thuốc giãn cơ: Tăng tác dụng hạ huyết áp khi dùng cùng với baclofen hoặc tizanidine.
Oestrogen và progestogen: Đối kháng tác dụng lợi tiểu.
Prostaglandin: Tăng tác dụng hạ huyết áp khi dùng cùng với alprostadil.
Thuốc cường giao cảm: Tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng liều cao thuốc kích thích beta 2 (như bambuterol, femoterol, salbutamol, salmeterol, terbutalin).
Theophylin: Tăng tác dụng hạ huyết áp.
Probenecid: Giảm độ thanh thải thận của furosemid và giảm tác dụng lợi tiểu.
Nhóm thuốc gây mê: Thuốc gây mê toàn thân có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của furosemid.
Rượu: Tăng tác dụng hạ huyết áp.
Thuốc nhuận tràng: Tăng nguy cơ mất kali.
Cam thảo: Dùng với lượng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30⁰C.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Lọc theo:
Lê Quang Đạo
Chào Bạn Thành An
Dạ sản phẩm có giá 52,500 ₫/ hộp ạ.
Dạ sẽ có tư vấn viên Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
lâm thanh toàn
Hữu ích
Nguyễn Khánh Linh
Chào bạn Lâm Thanh Toàn,
Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Mỹ
Hữu ích
Hoàng Thanh Tân
Hữu ích
Nguyễn Hoàng Anh
Hữu ích
Tô Thị Hồng Anh
Hữu ích
Dương
Hữu ích
UyenVLN
Chào bạn Dương,
Dạ rất tiếc sản phẩm đang tạm hết hàng. Mong Bạn thông cảm. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn sản phẩm tương tự cùng công dụng.
Thân mến!
Hữu ích
Thành An
Hữu ích
Trả lời