Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ thần kinh trung ương/
  4. Thuốc trị đau do bệnh lý thần kinh
Thuốc Yawin 30 Gia Nguyễn điều trị trầm cảm nặng, đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường (3 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Gia Nguyễn

Thuốc Yawin 30 Gia Nguyễn điều trị trầm cảm nặng, đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường (3 vỉ x 10 viên)

000285310 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc trị đau do bệnh lý thần kinh

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 3 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

CTY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN

Số đăng ký

QLÐB-656-18

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Yawin 30 mg Gia Nguyễn 3X10 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn, có thành phần chính là Duloxetin (dưới dạng vi hạt bao tan trong ruột Duloxetin hydroclorid). Thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm nặng, điều trị đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường, điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Yawin 30 là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Yawin 30

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Duloxetine

30mg

Công dụng của Yawin 30

Chỉ định

Thuốc Yawin 30 mg Gia Nguyễn 3X10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị trầm cảm nặng.
  • Điều trị đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường.
  • Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.

Dược lực học

Duloxetin là phối hợp của serotonin (5-HT) và chất ức chế tái hấp thu noradrenalin (NA). Nó ức chế nhẹ tái hấp thu dopamin, không có ái lực đáng kể với các thụ thể histaminergic, dopaminergic, cholinergic và adrenergic. Tùy vào liều Duloxetin mà tác dụng làm tăng nồng độ serotonin và noradrenalin ngoại bào sẽ ở các vùng não khác nhau.

Duloxetin làm giảm ngưỡng đau xuống bình thường trong các thử nghiệm mô hình tiền lâm sàng của viêm và đau thần kinh, giúp giảm cường độ biểu hiện đau trong mô hình các cơn đau dai dẳng. Tác dụng giảm đau này được cho là do duloxetin có tác động đến đường ức chế đau hướng xuống trong hệ thần kinh trung ương.

Dược động học

Duloxetin được xem như có một đồng phân lập thể duy nhất. Duloxetin được chuyển hóa bởi các enzyme oxy hóa (CYP1A2 và CYP2D6). Dược động học của duloxetin có sự dao động lớn (thường 50 - 60%), một phần do giới tính, tuổi tác, tình trạng hút thuốc và khả năng chuyển hóa của CYP2D6.

Hấp thu

Duloxetin được hấp thu tốt sau khi uống, Cmax đạt sau 6 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối đường uống của duloxetin dao động từ 32% đến 80% (trung bình là 50%). Sự ảnh hưởng của thức ăn lên độ hấp thu của Duloxetin không mang ý nghĩa thống kê.

Phân bố

Khoảng 96% duloxetin gắn kết với protein huyết tương. Duloxetin liên kết với cả albumin và acid alpha 1- glycoprotein. Sự gắn kết này không bị ảnh hưởng bởi suy thận hoặc suy gan.

Chuyển hóa

Duloxetin được chuyển hóa nhanh chóng và các chất chuyển hóa được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Cả hai cytocrom P450 - 2D6 và 1A2 xúc tác cho sự hình thành của hai chất chuyển hóa chính, liên hợp glucuronid là 4-hydroxy duloxetin và liên hợp sulfat là 5 - hydroxy, 6 - methoxy duloxetin. Các chất này được coi là không còn hoạt tính.

Thải trừ

Thời gian bán thải của duloxetin từ 8 - 17 giờ (trung bình là 12 giờ). Sau một liều uống, độ thanh thải huyết tương của duloxetin khoảng 33 - 261 l/giờ (trung bình 101 l/giờ).

Cách dùng Yawin 30

Cách dùng

Sản phẩm dùng đường uống.

Tránh việc ngừng thuốc đột ngột. Khi ngừng điều trị, nên giảm dần liều dùng trong ít nhất 1 - 2 tuần để làm giảm nguy cơ của phản ứng cai thuốc. Nếu các phản ứng nghiêm trọng xảy ra sau giảm liều hoặc sau khi ngưng điều trị, nên xem xét việc dùng lại liều cũ, sau đó có thể tiếp tục giảm liều nhưng với tốc độ chậm hơn.

Liều dùng

Điều trị trầm cảm nặng

Liều ban đầu và khuyến cáo duy trì là 60 mg 1 lần/ngày. Đáp ứng điều trị thường đạt được sau 2 - 4 tuần điều trị.

Thuốc được khuyến khích điều trị tiếp tục trong nhiều tháng để tránh tái phát.

Ở những bệnh nhân đáp ứng với duloxetin và có tiền sử tái phát trầm cảm nặng nhiều lần, tiếp tục điều trị lâu dài với liều 60 - 120 mg/ngày có thể được xem xét.

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Liều bắt đầu điều trị là 30 mg, với những bệnh nhân không đáp ứng nên tăng liều lên đến 60 mg.

Liều điều trị duy trì thường là 60 mg 1 lần/ngày. Ở những bệnh nhân có mắc kèm trầm cảm, liều bắt đầu và duy trì là 60mg 1 lần/ngày.

Liều lên đến 120 mg/ngày đã được chứng minh là có hiệu quả và an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng. Ở những bệnh nhân không đủ đáp ứng với liều 60mg, có thể xem xét dùng lên đến 90mg hoặc 120mg.

Tăng liều nên được dựa trên đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp. Sau khi hết các triệu chứng, thuốc được khuyến khích điều trị tiếp tục trong nhiều tháng để tránh tái phát.

Điều trị đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường

Liều ban đầu và khuyến cáo duy trì là 60 mg/ngày. Liều trên 60 mg/ngày và lên đến liều tối đa là 120 mg/ngày cũng được đánh giá là an toàn.

Nồng độ duloxetin trong huyết tương dao động lớn giữa mỗi cá thể nên một số bệnh nhân không đáp ứng đủ với liều 60 mg; vì vậy có thể xem xét tăng liều cao hơn.

Đáp ứng điều trị nên được đánh giá sau 2 tháng. Các lợi ích trị liệu nên được đánh giá lại thường xuyên (ít nhất ba tháng mỗi lần).

Những nhóm đối tượng đặc biệt

Người cao tuổi

Không cần điều chỉnh liều lượng cho bệnh nhân cao tuổi chỉ trên cơ sở tuổi. Tuy nhiên như với bất cứ thuốc nào, cũng cần thận trọng khi điều trị cho người cao tuổi.

Suy gan

Thuốc không được sử dụng ở những bệnh nhân có bệnh gan do có thể dẫn đến suy gan.

Suy thận

Không cần điều chỉnh liều với bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình (độ thanh thải creatinin 30 - 80 ml/phút). Thuốc không được sử dụng ở bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30 ml/phút).

Trẻ em

Duloxetin không chỉ định cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác lập.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Các trường hợp quá liều, dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác, với liều duloxetin 5400mg đã được báo cáo. Một số trường hợp tử vong đã xảy ra, chủ yếu với quá liều hỗn hợp, cũng có trường hợp sử dụng đơn độc duloxetin với liều khoảng 1000 mg. Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều (dùng đơn độc duloxetin hoặc kết hợp với các thuốc khác) bao gồm buồn ngủ, hôn mê, hội chứng serotonin, co giật, nôn và tim đập nhanh.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho duloxetin. Nhưng nếu hội chứng serotonin xảy ra, nên xem xét điều trị triệu chứng như với cyproheptadin và/hoặc kiểm soát nhiệt độ. Giám sát các dấu hiệu của tim để có biện pháp hỗ trợ thích hợp. Rửa dạ dày có thể thực hiện ngay sau khi uống hoặc ngay khi có biểu hiện ngộ độc, than hoạt tính có thể hữu ích trong việc hạn chế sự hấp thụ. Duloxetin phân bố rộng nên lợi tiểu cưỡng bức, lọc máu hấp phụ và truyền dịch không mang lại lợi ích.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Yawin 30 mg Gia Nguyễn 3X10, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

  • Rối loạn chuyển hóa, dinh dưỡng: Chán ăn.

  • Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, bất thường giấc ngủ, rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn lo âu.

  • Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, ngủ gà, choáng váng, ngủ lịm, cơn run, dị cảm.

  • Rối loạn thị giác: Mờ mắt.

  • Rối loạn thính giác: Ù tai.

  • Rối loạn tim: Đánh trống ngực.

  • Rối loạn mạch máu: Huyết áp tăng, nóng đỏ mặt.

  • Rối loạn hô hấp: Ngáp.

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn khó tiêu, đầy hơi.

  • Rối loạn da và các mô dưới da: Tăng tiết mồ hôi, phát ban.

  • Rối loạn cơ xương khớp và các mô liên kết: Đau cơ xương, co cơ.

  • Rối loạn thận và tiết niệu: Tiểu khó, đái rắt.

  • Rối loạn hệ thống sinh sản và tuyến vú: Rối loạn chức năng cương dương, rối loạn xuất tinh, xuất tinh chậm.

  • Rối loạn chung: Hay bị ngã, mệt mỏi.

  • Nghiên cứu thử nghiệm: Sụt cân.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Viêm thanh quản.

  • Rối loạn chuyển hóa, dinh dưỡng : Tăng đường huyết (nhất là ở những bệnh nhân đái tháo đường).

  • Rối loạn tâm thần: Ý nghĩ tự tử, mất định hướng, lãnh đạm, rối loạn giấc ngủ, nghiến răng.

  • Rối loạn hệ thần kinh: Giật rung cơ, chứng ngồi không yên (Akathisia), dễ kích thích, mất tập trung, rối loạn vận động, hội chứng chân không yên, chất lượng giấc ngủ kém.

  • Rối loạn thị giác: Giãn đồng tử, suy giảm thị lực.

  • Rối loạn thính giác: Chứng chóng mặt, đau tai.

  • Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh, nhịp nhanh trên thất, hầu hết là rung nhĩ.

  • Rối loạn mạch máu: Ngất, cao huyết áp, hạ huyết áp thế đứng, lạnh ngoại vi.

  • Rối loạn hô hấp: Co thắt họng, chảy máu cam.

  • Rối loạn tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hoá, viêm dạ dày ruột, khó nuốt, ợ hơi, viêm dạ dày.

  • Rối loạn gan mật: Viêm gan, tăng men gan (ALT, AST, phosphatase kiềm), tổn thương gan cấp tính.

  • Rối loạn da và các mô dưới da: Đổ mồ hôi đêm, mề đay, viêm da tiếp xúc, mồ hôi lạnh, da phản ứng với ánh sáng, dễ bầm tím da.

  • Rối loạn cơ xương khớp và các mô liên kết: Co thắt cơ, co giật cơ bắp.

  • Rối loạn thận và tiết niệu: Bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đêm, đa niệu, giảm lượng nước tiểu.

  • Rối loạn hệ thống sinh sản và tuyến vú: Rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục, đau tinh hoàn.

  • Rối loạn chung: Đau ngực, khó chịu, ớn lạnh, cảm thấy nóng người, bất thường dáng đi.

  • Nghiên cứu thử nghiệm: Tăng cân, creatin phosphokinase, kali máu tăng.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Sốc phản vệ tăng mẫn cảm.

  • Rối loạn nội tiết: Nhược giáp.

  • Rối loạn chuyển hóa, dinh dưỡng: Mất nước, hạ natri máu, hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp.

  • Rối loạn tâm thần: Hành vi tự tử, ảo giác, hưng cảm, bạo lực và kích động.

  • Rối loạn hệ thần kinh: Hội chứng serotonin, co giật, bồn chồn, triệu chứng ngoại tháp.

  • Rối loạn thị giác: Glaucom.

  • Rối loạn mạch máu: Cơn cao huyết áp.

  • Rối loạn tiêu hóa: Viêm miệng, xuất huyết trực tràng, hơi thở có mùi, viêm đại tràng vi thể.

  • Rối loạn gan mật: Suy gan, vàng da.

  • Rối loạn da và các mô dưới da: Hội chứng Stevens – Johnson, phù nề do huyết quản.

  • Rối loạn cơ xương khớp và các mô liên kết: Chứng cứng khít hàm.

  • Rối loạn thận và tiết niệu: Nước tiểu có mùi bất thường.

  • Rối loạn hệ thống sinh sản và tuyến vú: Các triệu chứng mãn kinh, đa tiết sữa, tăng prolactin huyết.

  • Nghiên cứu thử nghiệm: Cholesterol máu tăng.

Rất hiếm gặp, ADR <1/10000

  • Da: Viêm mạch ở da.

Mô tả phản ứng cai thuốc

Ngừng điều trị duloxetin (đặc biệt là khi dừng đột ngột) thường dẫn đến các triệu chứng cai thuốc. Chóng mặt, rối loạn cảm giác (dị cảm, cảm giác sốc điện, đặc biệt là ở đầu), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, gặp ác mộng), mệt mỏi, buồn ngủ, kích động, hay lo âu, buồn nôn và/hoặc nôn mửa, run, nhức đầu, đau cơ, khó chịu, tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi, chóng mặt là những phản ứng thường được báo cáo nhiều nhất.

Nói chung đối với các thuốc SSRI và SNRIs, những triệu chứng này sẽ từ nhẹ đến trung bình và tự thuyên giảm. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, chúng có thể nặng và/hoặc kéo dài. Do đó, khuyến cáo rằng khi điều trị duloxetin không còn cần thiết thì ngưng dần bằng cách giảm liều từ từ.

Với trẻ em

Tổng cộng có 509 bệnh nhi từ 7 - 17 tuổi bị trầm cảm và 241 bệnh nhi bị rối loạn lo âu lan tỏa được điều trị bằng duloxetin trong các thử nghiệm lâm sàng. Các phản ứng bất lợi của duloxetin ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn. Sau 10 tuần, có 467 bệnh nhi dùng duloxetin giảm trọng lượng 0,1 kg; trong khi 353 bệnh nhi dùng placebo tăng 0,9 kg. Sau 4 - 6 tháng sau, bệnh nhân có xu hướng hồi phục trọng lượng ban đầu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Yawin 30 mg Gia Nguyễn 3X10 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

  • Bệnh gan có nguy cơ suy gan.

  • Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30 ml/phút).

  • Không kết hợp với các chất ức chế CYP1A2 mạnh (fluvoxamin, ciprofloxacin hoặc enoxacin).

  • Không sử dụng đồng thời với các thuốc MAOIs không chọn lọc.

  • Không điều trị khởi đầu với thuốc này ở những bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát.

Thận trọng khi sử dụng

Hưng cảm và co giật

Nên thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử hưng cảm, rối loạn lưỡng cực và/hoặc co giật.

Giãn đồng tử

Giãn đồng tử đã được báo cáo khi sử dụng duloxetin. Do đó, cần thận trọng khi kê toa cho bệnh nhân tăng nhãn áp, hoặc những người có nguy cơ bệnh tăng nhãn áp cấp tính góc hẹp. 

Tăng huyết áp và nhịp tim

Duloxetin có thể gây tăng huyết áp, và tăng huyết áp có ý nghĩa lâm sàng ở một số bệnh nhân. Bệnh nhân tăng huyết áp và/hoặc có bệnh tim khác cần theo dõi huyết áp, đặc biệt là trong những tháng đầu điều trị, nhất là ở bệnh nhân có thể bị tổn hại do tăng nhịp tim hoặc tăng huyết áp.

Đối với bệnh nhân đã dùng thuốc và thấy có sự tăng huyết áp liên tục, nên xem xét giảm liều hoặc ngưng dùng dần dần. Không dùng duloxetin để điều trị khởi đầu cho người bị tăng huyết áp không kiểm soát.

Suy thận

Tăng nồng độ duloxetin trong huyết tương xảy ra ở bệnh nhân suy thận nặng, chạy thận nhân tạo (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút).

Hội chứng serotonin

Cũng như những thuốc serotonergic khác, khi dùng Duloxetin có thể gây ra hội chứng serotonin. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc đồng thời với các thuốc serotonergic (SSRIs, SNRIs, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc triptans), thuốc giảm sự trao đổi chất của serotonin. Thuốc chống loạn thần hoặc đối kháng dopamin khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền thần kinh serotonin.

Triệu chứng hội chứng serotonin có thể bao gồm những thay đổi về tinh thần (kích động, ảo giác, hôn mê), mất ổn định thần kinh tự trị (nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, tăng thân nhiệt), lệch thần kinh cơ (tăng phản xạ, mất phối hợp) và/hoặc rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy).

Việc điều trị đồng thời với duloxetin và các thuốc serotonin khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền thần kinh serotonin và/hoặc dopaminergic. Vì thế nên chú ý theo dõi bệnh nhân, đặc biệt là thời điểm bắt đầu điều trị và tăng liều dùng.

Tự tử

Hành vi tự tử đã được báo cáo trong quá trình điều trị duloxetin hoặc thời gian đầu sau khi ngưng điều trị.

Trầm cảm nặng và rối loạn lo âu lan tỏa

Trầm cảm có liên quan với tăng nguy cơ suy nghĩ tự tử, tự gây tổn hại và tự tử. Nguy cơ này vẫn còn tồn tại cho đến khi triệu chứng trầm cảm đã thuyên giảm đáng kể.

Đau thần kinh ngoại vi tiểu đường

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi

Không sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Hành vi tự tử (cố gắng tự tử và có ý nghĩ tự tử) và bạo lực (chủ yếu là gây hấn, hành vi đối lập, tức giận) đã được quan sát thấy thường xuyên hơn trong các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và thanh thiếu niên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm so với nhóm giả dược.

Xuất huyết

Đã có những báo cáo về hiện tượng chảy máu như bầm tím, xuất huyết, xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) và ức chế tái hấp thu serotonin/noradrenalin (SNRIs), bao gồm duloxetin. Cần thận trọng ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông và/hoặc các thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu (NSAIDs, acid acetylsalicylic) và ở những bệnh nhân dễ chảy máu.

Hạ natri máu

Đa số các trường hợp hạ natri máu đã được báo cáo ở người lớn tuổi. Cần thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao hạ natri máu như bệnh nhân cao tuổi, xơ gan, mất nước, đang dùng thuốc lợi tiểu.

Ngừng điều trị

Hội chứng cai thuốc khi ngưng điều trị xảy ra khá phổ biến, nhất là ngưng điều trị đột ngột. Mức độ nghiêm trọng của hội chứng cai thuốc có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả thời gian, liều điều trị và tỷ lệ giảm liều. Phần lớn sẽ gặp hội chứng cai thuốc từ nhẹ đến trung bình, ở một số bệnh nhân có thể gặp cường độ mạnh xảy ra trong vòng vài ngày đầu ngưng điều trị.

Các triệu chứng này tự giới hạn và thường hết trong vòng 2 tuần, một số ít trường hợp có thể kéo dài (2 - 3 tháng trở lên). Vì vậy, nên giảm liều dần dần khi ngưng điều trị trong khoảng thời gian lớn hơn 2 tuần theo tình trạng của bệnh nhân. 

Người cao tuổi

Cần thận trọng khi điều trị cho người cao tuổi với liều lượng 120 mg/ngày.

Chứng ngồi không yên (Akathisia)/rối loạn tâm thần vận động

Việc sử dụng các duloxetin có thể làm tăng sự phát triển của Akathisia, triệu chứng là bồn chồn khó kiểm soát, khó chịu chân tay, cần phải di chuyển, không có khả năng ngồi hoặc đứng yên. Điều này rất có thể xảy ra trong vòng vài tuần đầu điều trị. Với bệnh nhân có các triệu chứng này gia tăng, tăng liều duloxetin có thể gây hại.

Viêm gan/tăng enzym gan

Các trường hợp tổn thương gan, tăng enzym gan (> 10 lần giới hạn trên của mức bình thường), viêm gan, vàng da đã được báo cáo khi dùng duloxetin. Hầu hết triệu chứng trên xảy ra trong những tháng đầu điều trị, vì vậy cần thận trọng ở những bệnh nhân đang dùng thuốc khác gây tổn thương gan.

Lưu ý về thành phần của thuốc:

Sản phẩm có chứa sucrose nên bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose - galactose hoặc thiếu hụt sucrase - isomaltase không nên sử dụng thuốc này.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không có nghiên cứu về tác động lên khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện. Bệnh nhân cần được tư vấn nếu bị buồn ngủ hoặc chóng mặt thì nên tránh lái xe hay vận hành máy móc nguy hiểm.

Thời kỳ mang thai 

Khả năng sinh sản

Duloxetin không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản nam giới, tuy nhiên lại gây độc tính trên người mẹ.

Mang thai

Không có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng duloxetin ở phụ nữ mang thai. Những nguy cơ tiềm ẩn đối với con người không rõ ràng. 

Dữ liệu dịch tễ học cho rằng việc sử dụng các thuốc SSRIs trong thai kỳ, đặc biệt là ở cuối thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh (PPHN). Mặc dù chưa có nghiên cứu điều tra sự liên kết của PPHN khi điều trị SNRI, rủi ro tiềm năng này không thể loại trừ với duloxetin, có tính đến các cơ chế liên quan đến hành vi (ức chế tái hấp thu serotonin).

Giống như với các thuốc serotonin khác, các triệu chứng cai thuốc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khi mẹ sử dụng duloxetin ngắn hạn. Các triệu chứng có thể bao gồm giảm trương lực, run rẩy, bồn chồn, khó nuốt, suy hô hấp và co giật. Đa số các trường hợp đã xảy ra ngay sau khi sinh hoặc trong vòng một vài ngày sau khi sinh.

Cân nhắc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích hơn hẳn những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. Phụ nữ cần thông báo cho bác sĩ nếu có thai, hoặc dự định có thai trong khi điều trị.

Thời kỳ cho con bú

Sự an toàn của duloxetin ở trẻ vẫn chưa xác định rõ ràng, việc sử dụng thuốc trong khi cho con bú không được khuyến cáo.

Tương tác thuốc

Monoamine oxidase Inhibitors (MAOIs)

Do nguy cơ của hội chứng serotonin, không nên sử dụng Duloxetin kết hợp với MAOIs hoặc trong vòng ít nhất là 14 ngày kể từ ngày ngưng điều trị với MAOIs. Nên đợi ít nhất 5 ngày sau khi dừng dùng Duloxetin mới bắt đầu dùng MAOIs.

Các chất ức chế CYP1A2

CYP1A2 tham gia vào quá trình chuyển hóa duloxetin. Khi dùng đồng thời duloxetin với chất ức chế mạnh, CYP1A2 sẽ làm tăng nồng độ của duloxetin. Eluvoxamin (100 mg lần/ngày), một thuốc ức chế mạnh CYP1A2 đã làm giảm độ thanh thải của duloxetin khoảng 77% và tăng AUC0 - t 6 lần.

Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương (CNS)

Nguy cơ của việc sử dụng duloxetin cùng với các thuốc CNS chưa được đánh giá một cách hệ thống, trừ những trường hợp được mô tả trong phần này. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cùng với các thuốc CNS, rượu và các thuốc an thần (benzodiazepines, morphinomimetics, thuốc chống loạn thần, phenobarbital, thuốc kháng histamin).

Dẫn chất của serotonin

Trong trường hợp hiếm gặp, hội chứng serotonin đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng SSRIs/SNRIs đồng thời với các chất serotonin khác. Thận trọng khi dùng Duloxetin với các chất serotonin như SSRIs, SNRIs, thuốc chống trầm cảm ba vòng (clomipramin, amitriptylin), MAOIs (moclobemide, linezolid), St John Wort Hypercium perforatum), triptans, tramadol, pethidin, và tryptophan.

Ảnh hưởng của Duloxetin đến các thuốc khác

  • Thuốc chuyển hóa qua CYP1A2: Dược động học của theophyllin - một thuốc chuyển hóa qua CYP1A2, không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng duloxetin (60 mg 2 lần/ngày).
  • Thuốc chuyển hóa qua CYP2D6: Duloxetin ức chế vừa phải CYP2D6. Khi dùng Duloxetin 60mg 2 lần/ngày với một liều duy nhất desipramin - một chất chuyển hóa qua CYP2D6, AUC của desipramin tăng gấp 3 lần. Cần thận trọng khi dùng duloxetin với các thuốc được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP2D6 (risperidon, thuốc chống trầm cảm ba vòng (như nortriptylin, amitriptylin và imipramin)), đặc biệt là nếu thuốc có chỉ số điều trị hẹp (như ílecainide, propafenon, và metoprolol).
  • Thuốc tránh thai và thuốc steroid khác: Duloxetin không ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của CYP3A nên không ảnh hưởng đến nhóm thuốc này.
  • Thuốc chống đông máu và thuốc kháng tiểu cầu: Cần thận trọng khi dùng duloxetin với các thuốc chống đông đường uống hoặc thuốc kháng tiểu cầu do có nguy cơ tăng khả năng chảy máu. Hơn nữa, sự gia tăng giá trị INR đã được báo cáo khi duloxetin dùng cho bệnh nhân điều trị với warfarin.

Ảnh hưởng của thuốc khác đến Duloxetin

  • Thuốc kháng acid và đối kháng H2: Dùng 40 mg duloxetin với các thuốc kháng acid chứa nhôm và magie, hoặc với famotidin không thấy có ảnh hưởng đáng kể về tỷ lệ hoặc mức độ hấp thu của duloxetin.
  • Chất cảm ứng qua CYP1A2: Những người hút thuốc có nồng độ duloxetin thấp hơn gần 50% so với người không hút thuốc.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 300C. Để xa tầm tay trẻ em. Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên chai và hộp thuốc.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • VD

    Vũ Đại

    Cho xin giá 1 vỉ
    10 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Đặng Thị Cẩm TiênQuản trị viên

      Chào bạn Vũ Đại,

      Dạ sản phẩm có giá 150,333 ₫/vỉ ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      10 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • V

    mua 1 hộp bao nhiêu
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tiến BắcQuản trị viên

      Chào bạn Vũ,
      Dạ sản phẩm có giá 451,000 ₫/hộp.
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • VD

    Đàm Văn Đức

    xin giá
    26/05/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • LinhLTH9Quản trị viên

      Chào bạn Đàm Văn Đức
      Dạ sẽ có dược sĩ liên hệ hỗ trợ bạn qua cuộc gọi
      Thân mến!

      26/05/2022

      Hữu ích

      Trả lời