Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ở tuổi 17, răng vĩnh viễn đã được hình thành hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc nhổ răng, nhiều người thắc mắc: Liệu 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Mỗi người sẽ có hai bộ răng là răng sữa và răng vĩnh viễn, đến một thời điểm quá trình thay răng sẽ diễn ra, răng sữa rụng xuống được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vậy 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Trường hợp nào cần phải nhổ răng ở tuổi 17?
Ở độ tuổi nhất định khi răng sữa rụng xuống sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Như đã biết, mỗi người sẽ có hai bộ răng là răng sữa và răng vĩnh viễn. Trong đó, răng sữa hay răng trẻ em là những chiếc răng đầu tiên của mỗi người, bắt đầu mọc lên vào khoảng 6 tháng tuổi. Răng sữa sẽ tiếp tục mọc lên và hoàn thiện với 20 răng (trong đó có 8 răng hàm chính) khi được 30 tháng tuổi.
Khi trẻ được 5 - 6 tuổi, giai đoạn thay răng diễn ra, răng vĩnh viễn sẽ di chuyển đến gần bề mặt nướu hơn, chân răng sữa bị tiêu biến khiến răng rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng kéo dài từ 6 – 12 tuổi, tạo nên hàm răng vĩnh viễn gồm có 28 chiếc răng.
Bốn chiếc răng cuối cùng - răng khôn thường mọc sau cùng vào khoảng từ 17 đến 21 tuổi. Trong số các răng thì răng hàm số 6, răng số 7 khi mọc từ bé đã là răng vĩnh viễn, chỉ mọc lên một lần duy nhất và không trải qua quá trình thay răng từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn là bộ răng mọc lên cuối cùng và không thể thay thế được nữa.
Do đó, đối với câu hỏi 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không câu trả lời sẽ là KHÔNG. Ở tuổi 17 bộ răng vĩnh viễn đã được hoàn thiện đầy đủ, do đó một khi đã mất răng thì sẽ không thể mọc răng khác thay thế.
Sau tuổi 14 tuổi khi răng vĩnh viễn đã được hình thành hoàn toàn thì việc phải nhổ bỏ răng sẽ được cân nhắc kỹ do các răng này không thể mọc lại theo sinh lý bình thường. Việc chỉ định phải nhổ răng thường chỉ rơi vào các trường hợp như:
Sau khi thực hiện nhổ răng, để đảm bảo sức khỏe bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Trong 24 tiếng đầu sau khi nhổ răng không nên chải răng, khạc nhổ, súc miệng nước muối hay tác động mạnh vào vị trí nhổ. Những ngày sau có thể chải răng nhẹ nhàng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng kỹ càng.
Bệnh cạnh đó, kết hợp súc miệng nước muối sinh lý để làm sạch và giúp chỗ nhổ mau lành.
Khoảng thời gian sau khi mổ đến khi vết thương bắt đầu lành nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ ăn như: Cháo, sữa, súp, sinh tố. Không nên ăn các món cứng, dai, giòn, các món cay, nóng vì có thể kích ứng gây đau tại vết thương.
Bên cạnh đó chế độ ăn cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá,… để cung cấp thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Trong giai đoạn lành vết thương, các thực phẩm giàu vitamin D, canxi sẽ giúp bạn giúp nâng cao sức khỏe răng nướu.
Bên cạnh vấn đề 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không thì các biến chứng có thể gặp phải sau mất răng cũng là điều mà bạn nên quan tâm. Hậu quả gặp phải nếu sau nhổ răng nhưng không trồng lại bao gồm:
Do đó, điều cần làm sau khi nhổ răng là nhanh chóng thực hiện biện pháp phục hình theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp phục hình răng an toàn và hiệu quả hiện nay:
Trồng răng giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng ra đời đã lâu và vẫn được sử dụng cho đến nay. Trồng răng giả tháo lắp có giá thành rẻ, phục hình răng nhanh chóng và tháo ra lắp vào dễ dàng.
Phương pháp này có phần nướu giả, răng giả lắp ở trên, phần móc nối sẽ móc vào răng thật nhằm cố định hàm. Tuy nhiên, trồng răng giả tháo lắp vẫn còn mắc nhiều hạn chế như gây cảm thấy lỏng lẻo khi ăn nhai, thường gây đau nướu và không ngăn chặn được tiêu xương hàm.
Đây là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay. Cấy ghép Implant giúp phục hồi khả năng ăn nhai như 1 chiếc răng thật mà vẫn đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Đặc biệt so với trồng răng giả tháo lắp, phương pháp này có khả năng ngăn ngừa các biến chứng sau mất răng như tiêu xương hàm, lệch khớp cắn.
Phương pháp này sẽ đặt 1 trụ Titanium trực tiếp vào trong xương để thay thế chân răng đã mất của răng bị nhổ. Chân răng được gắn bền vững trong xương hàm nên có độ chắc cao và tuổi thọ lâu dài như răng thật.
Tuy nhiên, để tiến hành phương pháp này người cần phục hình phải đủ số tuổi được quy định. Thông thường, phương pháp chỉ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên khi răng và xương hàm đã phát triển đầy đủ và ổn định. Các trường hợp dưới 18 tuổi chưa thể cấy ghép Implant, việc tác động phẫu thuật trong xương có thể sẽ gây ra biến chứng không mong muốn.
Trong một số trường hợp 17 tuổi nhưng đã có xương hàm phát triển hoàn toàn thì có thể đủ điều kiện để thực hiện phương pháp cấy ghép. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành cấy ghép Implant.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Ở độ tuổi 17 nhổ răng không thể mọc lại được tuy nhiên bạn có thể sử dụng các phương pháp phục hình răng để khắc phục tình trạng trên.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.