Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

3 cách điều trị tuyến giáp có nang hiệu quả nhất hiện nay!

Ngày 12/02/2024
Kích thước chữ

Nang tuyến giáp là căn bệnh vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Cùng tìm hiểu ngay 3 cách điều trị tuyến giáp có nang hiệu quả nhất hiện nay!

U nang tuyến giáp nếu không được điều trị hiệu quả thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc trang bị đầy đủ các kiến thức về cách điều trị tuyến giáp có nang cũng như cách phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!

U nang tuyến giáp là gì?

U nang tuyến giáp hay còn được biết đến với cái tên là bướu giáp nhân. Đây là tình trạng các tế bào tăng sinh bất thường ở một vị trí bên trong tuyến giáp. Ở người khỏe mạnh, tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở cổ, có nhiệm vụ sản xuất hormone điều hòa các chức năng của cơ thể. Như vậy, bệnh u nang tuyến giáp chỉ xảy ra khi chức năng của bộ phận này bị rối loạn, dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone.

Theo thống kê của nhiều nghiên cứu, có đến 68% các khối u nang là lành tính. Chúng có kích thước khoảng vài mm - vài cm và rỗng ở bên trong. Ngược lại, những khối u ác tính thường có mô đặc hoặc chứa đầy dịch lỏng bên trong. Hơn nữa, tuyến giáp có nang có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, nguy cơ nữ giới mắc u nang tuyến giáp có thể cao hơn nam giới đến 5 lần.

3 cách điều trị tuyến giáp có nang hiệu quả nhất hiện nay! 1
 U nang tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp có nang to bất thường 

Triệu chứng bệnh u nang tuyến giáp

Việc áp dụng các cách điều trị tuyến giáp có nang càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng nên không phải ai cũng nhận biết sớm căn bệnh này. Bạn cần nắm rõ được những triệu chứng quan trọng sau của u nang tuyến giáp để thăm khám kịp thời:

Đối với khối u lành tính

Nếu khối u có kích thước quá nhỏ, người bệnh rất khó có thể nhận biết được. Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh là do thăm khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu, đo nồng độ hormone và xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp. Trong giai đoạn phát triển của u tuyến giáp lành tính, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Sờ được hạch, u nhỏ nổi lên ở vùng cổ họng hoặc nhìn thấy khi soi gương;
  • Ho khan mãn tính kéo dài;
  • Thường xuyên cảm thấy khó nuốt, nuốt nghẹn khi ăn uống;
  • Cảm thấy khó thở khi nằm ngửa hoặc đè lên phần cổ;
  • Đau họng, khàn giọng, mất tiếng,...
3 cách điều trị tuyến giáp có nang hiệu quả nhất hiện nay! 2
Khối u tại tuyến giáp khi phát triển lớn có thể sờ được bằng tay 

Đối với khối u ác tính

Mặc dù khối u nang tuyến giáp là rất hiếm nhưng bạn cũng cần hết sức đề phòng. Việc phát hiện sớm hoàn toàn có thể giúp bạn điều trị hoàn toàn tình trạng nguy hiểm này. Theo đó, bước đầu tiên là nắm rõ được các triệu chứng của khối u ác tính:

  • Đau họng, khàn tiếng gây khó chịu khi ăn uống, giao tiếp;
  • Nổi hạch, nổi u ở vùng cổ họng gây mất thẩm mỹ;
  • Chán ăn, kém hấp thu gây suy dinh dưỡng;
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác;
  • Cảm thấy khó thở do khối u di căn hoặc phát triển lớn, chèn vào khí quản và các bộ phận khác.

3 cách điều trị tuyến giáp có nang

U tuyến giáp có rất nhiều loại, phụ thuộc vào từng kích thước, tính chất khối nang. Do đó, bác sĩ cần căn cứ vào đặc điểm này, cũng với thể trạng của người bệnh để áp dụng linh hoạt 3 cách điều trị tuyến giáp có nang như sau:

Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không cần phải tiến hành phẫu thuật, người bệnh cũng không cần tiêm tê nên có thể giữ trạng thái tỉnh táo suốt thời gian thực hiện. Nó được đánh giá là rất an toàn, dễ thực hiện và không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Chi phí điều trị cũng tương đối thấp, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Dưới đây là các bước tiêm cồn tuyệt đối:

  • Bước 1: Bác sĩ chọc hút dịch nang bằng cách quan sát hình ảnh hiện trên màn hình siêu âm.
  • Bước 2: Tiêm cồn tuyệt đối vào khối u.
  • Bước 3: Chờ cho lượng cồn làm đông vón protein gây mất nước tế bào. Lúc này, khối u sẽ bị hoại tử, tế bào tiết dịch được tiêu diệt và xơ hóa mô.
3 cách điều trị tuyến giáp có nang hiệu quả nhất hiện nay! 3
Trước khi điều trị, bệnh u nang tuyến giáp sẽ được chẩn đoán bằng cách siêu âm 

Phương pháp đốt sóng cao tần RFA

Đây là phương pháp ứng dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Cơ chế thực hiện là sử dụng từ dòng điện xoay chiều có tần số cao, được truyền qua một chiếc kim để đốt triệt để khối u tuyến giáp. Phương pháp này không những không gây đau, mà còn không để lại sẹo, mang lại tính thẩm mỹ cao.

Mổ u nang tuyến giáp

Mổ u nang tuyến giáp có rủi ro điều trị khá cao nên chỉ được áp dụng khi khối u có kích thước quá lớn, chèn ép vào các mô xung quanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật tuyến giáp được chia thành 2 loại là: Mổ mở và mổ nội soi.

Đối với cách mổ nội soi, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ từ 5 - 10mm tại tiền đình miệng môi để tiếp cận cả 2 thùy tuyến giáp. Tiếp đó, nạo vét hoàn toàn hạch cổ trung tâm qua đường miệng. Với phương pháp này, người bệnh chỉ được cử động miệng, ăn và uống các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa sau 12 tiếng đồng hồ. Sau theo dõi từ 5 - 6 ngày, bệnh nhân sẽ được chỉ định xuất viện.

3 cách điều trị tuyến giáp có nang hiệu quả nhất hiện nay! 4
Mổ u nang tuyến giáp là một trong 3 cách điều trị tuyến giáp có nang 

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề: “Cách điều trị tuyến giáp có nang”. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin