Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

5 bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước

Ngày 14/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đứt bán phần dây chằng chéo trước là một chấn thương ở đầu gối thường gặp. Để phục hồi chấn thương, việc thực hiện cái bài tập trị liệu đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn 5 bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước giúp phục hồi chấn thương hiệu quả.

Đứt bán phần dây chằng chéo trước là chấn thương thường gặp, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó các bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi của người bệnh.

Tổng quan về đứt bán phần dây chằng chéo trước

Đứt bán phần dây chằng chéo trước là gì?

Đứt bán phần dây chằng chéo trước là chấn thương thường gặp ở khớp gối và chiếm đa số trường hợp đứt dây chằng chéo trước. Đây là tình trạng rách một phần dây chằng chéo trước, khi đó các mô lành lặn còn lại sẽ giữ sự kết nối cho các xương trong khớp gối.

Đứt bán phần dây chằng chéo trước là chấn thương thường gặp ở khớp gối và chiếm đa số trường hợp đứt dây chằng chéo trước Đứt bán phần dây chằng chéo trước là chấn thương thường gặp ở khớp gối và chiếm đa số trường hợp đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bắt chéo tạo nên hình chữ X trong khớp đầu gối. Sự bắt chéo này tạo nên sự ổn định cũng như kiểm soát những chuyển động qua lại của khớp đầu gối. Vì vậy nên người bị đứt bán phần dây chằng chéo trước thường có cảm giác lỏng lẻo ở đầu gối và phạm vi chuyển động gối bị giảm. Bên cạnh đó, chấn thương này còn làm cho người bệnh đau đớn, đầu gối bị sưng và khả năng nâng đỡ cơ thể bị giảm.

Phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi bằng phương pháp bảo tồn gồm chăm sóc, bất động và tập các bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước. Một số trường hợp nghiêm trọng thì cần phẫu thuật để điều trị những thương tổn.

Dấu hiệu chấn thương

Ngay khi gặp chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo trước, bệnh nhân thường có những dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức, sưng đầu gối.
  • Xuất hiện vết tấy đỏ, bầm tím ở vùng gặp chấn thương.
  • Một số chức năng bị hạn chế như đứng, đi lại, khả năng nâng đỡ cơ thể,...
  • Tính ổn định ở đầu gối bị giảm hoặc mất.

Nguyên nhân gây chấn thương

Đa phần các trường hợp đứt bán phần dây chằng chéo trước xảy ra thông qua cơ chế không tiếp xúc Đa phần các trường hợp đứt bán phần dây chằng chéo trước xảy ra thông qua cơ chế không tiếp xúc

Đa phần các trường hợp đứt bán phần dây chằng chéo trước xảy ra thông qua cơ chế không tiếp xúc. Chỉ một số nhỏ xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với người hoặc đồ vật trong khi chơi thể thao. Cụ thể, chấn thương này thường liên quan đến những vấn đề sau:

  • Tốc độ di chuyển giảm đột ngột đi kèm những động tác cắt, lách qua người, chuyển hướng.
  • Lỗi tiếp đất, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn vào một bên chân khi tiếp đất.
  • Cơ thể bị mất kiểm soát khi chơi thể thao.
  • Có lực mạnh tác động trực tiếp vào đầu gối.

Chính vì vậy, đa phần chấn thương này thường gặp ở những vận động viên hoặc những người thường xuyên chơi các môn thể thao, nhất là bóng rổ, bóng đá,....

5 bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước

Để quá trình hồi phục chấn thương diễn ra hiệu quả, người bệnh có thể tập luyện những bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước đơn giản sau đây. Việc này sẽ giúp dây chằng được phục hồi hiệu quả.

Bài 1: Duỗi gối

Đầu tiên, người bệnh cần kê một chiếc chăn cuộn dưới vùng đùi và bắp chân của bên bị đứt bán phần dây chằng chéo trước sao cho chân nhấc khỏi mặt giường. Sau đó, hãy dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống sao cho phần gối duỗi thẳng, giữ vài giây rồi thả lỏng. Lặp lại bài tập này nhiều lần.

Bài 2: Tập cơ tứ đầu

Duỗi thẳng 2 chân rồi kê một chiếc chăn cuộn dưới gót chân. Tiếp đó, bệnh nhân hãy thực hiện động tác gồng căng cơ tứ đầu sao cho gối vững rồi từ từ nhấc chân lên khỏi mặt giường khoảng 20-30 cm. Thực hiện bài tập này khoảng 8-10 lần mỗi ngày cho đến khi chân bị chấn thương được duỗi thẳng hoàn toàn. Bài tập này giúp hạn chế tình trạng yếu, teo cơ đầu gối.

Bài 3: Căng gối

Bệnh nhân nằm trên giường và đặt hai chân dựa vào tường sau cho tạo với lưng một góc 90 độ. Sau đó, co bàn chân có gối bị đứt bán phần dây chằng cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lên thì dừng lại. Giữ tư thể này trong khoảng 30 giây rồi đưa bàn chân về lại vị trí ban đầu. Bệnh nhân nên lặp lại động tác này 2-4 lần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể đổi thành tư thế ngồi và gập gối 90 độ.

Đứt bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi nhanh nếu được chăm sóc, điều trị kịp thời và đúng cách Đứt bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi nhanh nếu được chăm sóc, điều trị kịp thời và đúng cách

Bài 4: Tập cơ sau đùi

Bệnh nhân bắt đầu thực hiện bài tập cơ sau đùi từ tuần thứ 5 trở đi. Trước tiên, bệnh nhân hãy nằm trên giường và duỗi thẳng chân. Sau đó hãy ấn gót chân xuống mặt giường và gồng phần cơ phía sau đùi một cách nhẹ nhàng. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng. Bài tập này cần thực hiện 8-12 lần mỗi ngày.

Bài 5: Nhón 2 chân

Thời gian đầu sau khi gặp chấn thương, bệnh nhân sẽ được chuyên viên trị liệu hướng dẫn tập đi lại với nạng hỗ trợ. Khi người bệnh đã có thể đi lại dễ dàng thì có thể tập bài tập này để linh hoạt hơn. Bệnh nhân cần đứng thẳng người, một tay vịn vào ghế và nhón 2 chân lên để nâng phần thân trên lên. Giữ nguyên tư thế trong  6 - 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu và lặp lại 8-10 lần.

Đứt bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi nhanh nếu được chăm sóc, điều trị kịp thời và đúng cách. Trong quá trình điều trị, việc tập luyện phục hồi chức năng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nên, bạn hãy chăm chỉ tập các bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước với sự hướng dẫn của chuyên viên để hồi phục nhanh chóng nhé.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm