Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bỏ túi ngay các dấu hiệu đứt dây chằng ai cũng nên biết

Ngày 19/05/2024
Kích thước chữ

Khi xảy ra chấn thương hoặc tổn thương dây chằng, việc nhanh chóng nhận biết và xử lý có thể giảm thiểu nguy cơ tai nạn và tăng cơ hội phục hồi một cách hoàn toàn. Vậy bạn đã biết các dấu hiệu đứt dây chằng chưa?

Dây chằng là một bộ phận vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của con người. Tuy nhiên, trên thực tế đứt dây chằng là tình trạng rất dễ gặp phải và đòi hỏi cần được can thiệp, xử lý kịp thời. Chính vì vậy mà việc nhận biết về các dấu hiệu đứt dây chằng là rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cấu trúc và chức năng của dây chằng

Dây chằng là bộ phận quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm cho việc nối kết các cơ và xương lại với nhau. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho cơ thể có khả năng vận động một cách linh hoạt và ổn định. Dây chằng được hình thành từ sợi collagen - một loại protein có đặc tính mềm dẻo và dai. Cấu trúc của dây chằng thường rất chặt chẽ, tạo nên một mạng lưới sợi collagen bện chặt lại với nhau. Khác với gân, dây chằng có thể co, giãn tùy theo chuyển động để giúp các khớp có thể vận động linh hoạt.

Bỏ túi ngay các dấu hiệu đứt dây chằng ai cũng nên biết 1
Đứt dây chằng là chấn thương khá phổ biến

Chức năng chính của dây chằng là giữ cho các cơ và xương được nối kết với nhau, tạo ra sự ổn định và linh hoạt cho cơ thể. Chúng cho phép các khớp có thể di chuyển một cách mềm dẻo, đồng thời giúp cơ thể chịu được lực kéo và áp lực từ các hoạt động vận động.

Hầu hết các khớp có khả năng vận động trên cơ thể đều có dây chằng. Các bộ phận có dây chằng phổ biến thường được nhắc tới trong cơ thể bao gồm dây chằng cổ, dây chằng vai, dây chằng cánh tay, dây chằng lưng, dây chằng đùi và dây chằng gối. Tại mỗi bộ phận này dây chằng đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và di chuyển của các phần của cơ thể.

Các dấu hiệu đứt dây chằng

Các dấu hiệu của chấn thương dây chằng chéo trước (anterior cruciate ligament - ACL), một trong những chấn thương phổ biến ở đầu gối:

  • Đau đớn: Đau là triệu chứng đầu tiên và rõ ràng nhất khi bị đứt dây chằng chéo trước. Đau thường xảy ra ngay lập tức và có thể rất dữ dội.
  • Tiếng lộp bộp ở khớp: Nghe thấy một tiếng "lộp bộp" từ đầu gối tại thời điểm chấn thương xảy ra
  • Sưng: Đầu gối có thể bắt đầu sưng lên ngay sau chấn thương, là phản ứng của cơ thể đối với tổn thương bên trong.
  • Giảm khả năng chịu lực: Khả năng chịu trọng lượng trên chân bị ảnh hưởng có thể bị suy giảm đáng kể, khiến việc đi lại trở nên khó khăn hoặc không thể.
  • Hạn chế phạm vi chuyển động: Phạm vi chuyển động của đầu gối có thể bị hạn chế do sưng và đau.
  • Cảm giác đứng không vững: Có thể cảm thấy đầu gối không vững hoặc không thể kiểm soát được khi di chuyển.

Chấn thương dây chằng chéo trước có thể cần phải phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Bỏ túi ngay các dấu hiệu đứt dây chằng ai cũng nên biết 3
Người bị đứt dây chằng thường có cảm giác đau đớn, không thể vận động

Đặc biệt, hãy lưu ý mỗi người sẽ có những biểu hiện và dấu hiệu đứt dây chằng khác nhau. Do đó nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường và nghi ngờ bị đứt dây chằng thì các bạn nên nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có các biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây đứt dây chằng

Nguyên nhân gây ra tình trạng đứt dây chằng khá đa dạng, có thể bao gồm các yếu tố như tai nạn giao thông, thể thao, hoạt động vận động cường độ cao, va chạm mạnh gây chấn thương tại các vùng cơ thể hoặc dây chằng lão hóa do tuổi tác.

Nhìn chung các nguyên nhân gây chấn thương đứt dây chằng sẽ khác nhau tùy theo vị trí của dây chằng trên cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đứt dây chằng tại các bộ phận khác nhau mà các bạn có thể tham khảo:

  • Mắt cá chân: Tổ hợp dây chằng xung quanh mắt cá ngoài, bao gồm dây chằng sên-mác trước (ATFL), dây chằng gót-mác (CFL) và dây chằng sên-mác sau (PTFL) rất dễ bị tổn thương do bàn chân dễ bị lật vào trong khi bị chấn thương trong quá trình vận động. Dây chằng delta (bao gồm dây chằng chày-sên trước, dây chằng chày-gót, dây chằng chày-sên sau và dây chằng sên-ghe) cũng dễ bị tổn thương khi bị lật cổ chân ra ngoài.
  • Đứt dây chằng đầu gối: Bốn dây chằng đầu gối gồm dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng bên trong (MCL) và dây chằng bên ngoài (LCL) dễ bị tổn thương khi gặp phải các chấn thương tại khu vực đầu gối khi vận động quá sức hoặc bị tai nạn.
  • Cổ tay: Có khoảng 20 dây chằng ở cổ tay, cũng vì vậy mà chúng rất dễ bị tổn thương khi có chấn thương tại vùng cổ tay hoặc khi có lực tác động đột ngột vào vùng này. Phức hợp sụn sợi tam giác (TFCC) là một trong những dây chằng dễ bị tổn thương nhất.
  • Cổ: Khi có chuyển động mạnh hoặc đột ngột tại cột sống cổ các dây chằng vùng cổ có nguy cơ bị đứt hoặc ránh. Loại chấn thương này vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới tổn thương cơ, dây thần kinh và xương.
  • Lưng: Các dây chằng ở lưng rất dễ rách hoặc tổn thương khi chúng ta vận động sai tư thế hoặc cố gắng nâng vật nặng quá sức.
Bỏ túi ngay các dấu hiệu đứt dây chằng ai cũng nên biết 2
Chấn thương khi vận động là nguyên nhân chính gây đứt dây chằng

Cách xử lý khi gặp tình huống đứt dây chằng

Như những chia sẻ trên, đứt dây chằng là chấn thương vô cùng nguy hiểm, do đó chúng ta cần nắm vững các dấu hiệu đứt dây chằng và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời. Thực tế, việc cấp cứu đúng cách khi bị đứt dây chằng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và hạn chế làm tổn thương nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp sơ cứu chấn thương đứt dây chằng:

  • Ngừng mọi hoạt động: Người bị chấn thương cần dừng mọi hoạt động và nằm ở tư thế cố định trên mặt phẳng để tránh đụng chạm hoặc tác động vào vị trí bị thương.
  • Chườm lạnh: Các bạn có thể chườm đá lạnh lên vùng khớp bị đứt dây chằng liên tục ít nhất 20 phút, đồng thời đừng quên lót khăn hoặc vải dày để tránh làm bỏng lạnh da. Biện pháp này sẽ giúp giảm sưng và giảm đau tạm thời. Tuyệt đối không thực hiện các biện pháp như xoa bóp, nắn xương hoặc kéo giãn, vì có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cố định vị trí bị thương: Để tránh làm tổn thương nặng hơn, hãy cố định vùng chấn thương bằng cách sử dụng nẹp cứng hoặc các vật dụng khác như cành cây, khúc gỗ,… rồi dùng vải hoặc dây quấn quanh.
  • Không di chuyển bệnh nhân: Tuyệt đối không cho phép bệnh nhân tự ý di chuyển hoặc cử động vùng bị thương và nhanh chóng di chuyển họ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng việc sử dụng cán khi di chuyển bệnh nhân có chấn thương tại vùng cổ, lưng, hông, chân,… đến cơ sở y tế là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Bỏ túi ngay các dấu hiệu đứt dây chằng ai cũng nên biết 4
Chườm lạnh giúp giảm đau khi bị đứt dây chằng

Trong mọi hoàn cảnh, việc hiểu biết về các dấu hiệu đứt dây chằng là điều cực kỳ quan trọng. Việc phát hiện và xử lý kịp thời có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương và tăng khả năng phục hồi sau chấn thương. Tuy nhiên chúng ta nên có các biện pháp rèn luyện để cơ thể luôn mạnh mẽ, linh hoạt, giúp duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và hoạt động một cách an toàn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin