Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi phẫu thuật dây chằng chéo, quá trình lành vết thương có thể mất nhiều thời gian và có nguy cơ đứt lại dây chằng nếu không chăm sóc cẩn thận. Dây chằng chéo sau phẫu thuật thường rất yếu, việc cẩn thận với vết thương là rất quan trọng. Để hồi phục tốt nhất, bạn cần lưu ý 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về phẫu thuật mổ dây chằng chéo và 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cùng khám phá ngay bạn nhé!
Dây chằng chéo trước đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các phần xương ở đầu gối giúp cố định khớp gối. Dây chằng này dễ bị tổn thương khi vận động không đúng cách, xoay hoặc vặn đầu gối trong quá trình di chuyển. Khi dây chằng chéo bị tổn thương, người bệnh thường gặp phải cảm giác đau đớn khó tả và khó khăn khi di chuyển.
Để chữa lành chấn thương này, nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Thời điểm thực hiện phẫu thuật thường là sau khoảng 3 tuần kể từ khi xảy ra chấn thương. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng một mảnh gân khác để thay thế cho dây chằng chéo đã bị tổn thương. Thời gian và phương pháp phẫu thuật sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Tuy được đánh giá cao về hiệu quả, nhưng phẫu thuật dây chằng chéo không phải lựa chọn phù hợp cho tất cả các trường hợp.
Theo các nghiên cứu, phẫu thuật mổ dây chằng chéo mang theo một số nguy cơ tiềm ẩn mà ít người biết đến bao gồm hình thành huyết khối trong mạch máu, xuất huyết, cơn đau đầu gối tiếp tục tái phát, nhiễm trùng, yếu khớp, giới hạn vận động và nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thải ghép (đặc biệt trong trường hợp nối ghép với phần mô lấy từ người khác).
Trẻ em bị đứt dây chằng chéo có thể đối mặt với nguy cơ chấn thương phần sụn tăng trưởng, một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển xương. Do đó, tổn thương có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng phát triển toàn diện của xương.
Thêm vào đó, các rủi ro liên quan đến phẫu thuật cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sụn tăng trưởng. Vì lý do này, hầu hết các bác sĩ không khuyến khích việc mổ dây chằng chéo ở trẻ em.
Nhiều người hy vọng rằng phẫu thuật sẽ giúp khôi phục chức năng của dây chằng chéo, tuy nhiên trên thực tế, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của từng người và quá trình phục hồi sau phẫu thuật. 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo có thể giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Không được tự ý tháo nẹp mà không có sự chấp thuận của bác sĩ. Bạn cần phải đeo nẹp trong mọi hoạt động như đi và đứng, trừ khi nằm nghỉ tại chỗ để không gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật mổ dây chằng chéo.
Tuyệt đối không nên bỏ nạng trong 2 tuần đầu sau khi mổ dây chằng chéo. Mặc dù nhiều bệnh nhân cảm thấy không thoải mái với nạng. Tuy nhiên, việc bỏ nạng có thể gây sưng đau ở khớp gối gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và thời gian điều trị.
Trong mỗi giai đoạn của quá trình phục hồi, biên độ động tác gập gối sẽ khác nhau. Tránh gập gối quá mức ngay từ đầu vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự gắn kết của dây chằng chéo mới tái tạo, dẫn đến lỏng lẻo dây chằng.
Trong 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo, việc hạn chế đi lại quá sớm là rất quan trọng để tránh sưng đầu gối không cần thiết và không làm cản trở quá trình phục hồi sau phẫu thuật
Trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân nên cẩn trọng với các hoạt động khó như điều khiển xe đạp, leo cầu thang, ngồi xổm,... để tránh gây tổn thương cho dây chằng mới tái tạo.
Việc nằm yên không di chuyển trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu ở chân và làm cho mô sẹo co lại. Do đó, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời thực hiện thường xuyên các bài tập được chỉ định.
Tuyệt đối không nên chạy, nhảy hoặc tập thể dục trong khoảng 3 tháng đầu sau phẫu thuật. Bởi lúc này, dây chằng vẫn đang trong quá trình phục hồi và còn rất yếu, không thể chịu được các động tác mạnh.
Quan trọng phải tuân thủ các bài tập được bác sĩ chỉ định, không nên nghe theo những ý kiến từ nguồn khác vì tình trạng dây chằng chéo của mỗi người là khác nhau. Việc không tuân thủ có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với hoạt động và dáng đi của bệnh nhân sau này.
Người bệnh cần hạn chế thức khuya hoặc dậy sớm sau phẫu thuật để bảo vệ sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình phục hồi của dây chằng. Thể lực là yếu tố quan trọng trong giai đoạn phục hồi này.
Để duy trì sức khỏe, người bệnh cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, tránh ăn quá no và tiêu thụ những thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và các biện pháp chăm sóc, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau phẫu thuật dây chằng. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung hàng ngày cho bệnh nhân sau phẫu thuật:
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo. Sau khi phẫu thuật, việc tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ là cực kỳ quan trọng để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Luôn nhớ rằng, nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.