Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

5 căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu và cách phòng chống

Ngày 27/09/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bài viết dưới đây là 5 căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu hiện nay và cách phòng chống nó. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khi nói về “những căn bệnh tử thần” nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bệnh ung thư hoặc các dịch bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng nghiêm trọng với sự lây lan thần tốc. Trên thực tế, những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao lại thường là những căn bệnh mãn tính và có diễn tiến rất chậm. Hãy cùng tìm hiểu top 5 căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu và cách phòng chống trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành hay còn có tên khác là bệnh xơ vữa động mạch (IHD) là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người tử vong nhiều nhất hiện nay. Ngày nay, khi mà khoa học phát triển cùng với việc cải thiện chế độ chăm sóc, thuốc chữa bệnh cũng như nhận thức hiểu biết của các bệnh nhân về nguyên nhân và những triệu chứng của bệnh thì tỷ lệ tử vong do IHD cũng đã được giảm bớt. 

5-can-benh-co-nguy-co-gay-tu-vong-hang-dau-va-cach-phong-chong-1

Bệnh động mạch vành có nguy cơ tử vong hàng đầu

Mặc dù đây là căn bệnh hàng đầu gây nguy cơ tử vong cao, tuy nhiên việc bạn có một lối sống lành mạnh và giúp cho quả tim hoạt động khỏe mạnh có thể tránh được căn bệnh này. Cụ thể, để làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh IHD thì bạn cần phải thường xuyên duy trì thể trọng ổn định, tập thể dục, ăn uống cân bằng với đồ ăn ít thành phần natri (muối), ăn thật nhiều rau và trái cây tươi. Đồng thời hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các loại thuốc lá và uống rượu.

2. Chứng đột quỵ não

Đứng vị trí thứ 2 trong danh sách 5 căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đó chính là chứng đột quỵ não. Nó thường xảy ra khi một trong các động mạch ở não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Lúc này, não của người bệnh sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu oxy và các tế bào não bắt đầu chết dần nhanh chóng.

Các triệu chứng của đột quỵ não bao gồm có cảm giác tê tại một số phần trong cơ thể, yếu vận động, nhìn kém và lú lẫn… Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời chứng đột quỵ não vẫn có khả năng được phục hồi sau quá trình điều trị. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời trong thời gian vàng (trong vòng 6 tiếng kể từ khi có các triệu chứng của đột quỵ não) và đúng cách thì cơ thể người bệnh có nguy cơ bị tàn tật lâu dài, thậm chí là tử vong. 

Theo khảo sát từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, trong 93% số người cảm nhận được cảm giác tê cơ thể là một dấu hiệu của đột quỵ não thì chỉ có khoảng 38% người nhận biết rõ các triệu chứng khác của đột quỵ. Chính vì vậy, người bị đột quỵ não thường không được đưa đi cấp cứu kịp thời và để lại hậu quả là các khuyết tật dài hạn. Ngoài ra, những yếu tố tác động khác như tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, chứng phình động mạch não hoặc dị dạng động/tĩnh mạch não… cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ não. 

Để làm giảm bớt nguy cơ đột quỵ não thì cần phải biết cách chăm sóc, phòng ngừa, dùng thuốc và thay đổi lối sống. Một số thói quen lành mạnh có thể làm giảm hẳn nguy cơ đột quỵ não như kiểm soát chứng tăng huyết áp; tập thể dục thường xuyên; ăn thức ăn ít natri (muối); tránh hút thuốc; uống rượu có chừng mực.

5-can-benh-co-nguy-co-gay-tu-vong-hang-dau-va-cach-phong-chong-2

Chứng đột quỵ não có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời

3. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng là một trong những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao. Các loại virus và vi khuẩn độc hại khi xâm nhập vào đường thở sẽ gây nên các triệu chứng như ho khó thở hoặc tức/thắt ngực, hoặc thở khò khè. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể dẫn đến tử vong. 

Cách tốt nhất để phòng nhiễm trùng đường hô hấp đó chính là tiêm chủng ngừa hàng năm. Đồng thời tránh lây lan hay tiếp xúc với các vi khuẩn độc bằng cách rửa tay thường xuyên trước khi ăn và hạn chế chạm tay vào mặt. Nếu bị nhiễm trùng thì bạn nên ở yên tại nhà để tránh bản thân lây thêm bệnh cho nhiều người khác, cũng như có thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi cho khỏe bệnh.

4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này sẽ khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng khó thở xuyên suốt trong một thời gian dài. Các bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính là một trong những dạng bến COPD tiến tiển phổ biến nhất. Theo ước tính của WHO thì có ít nhất 64 triệu người trên thế giới đang sống chung với các bệnh về phổi. Một số nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh COPD bao gồm có hút thuốc hoặc phơi nhiễm với các chất gây kích thích phổi như các loại khói hóa chất, có tiền sử về nhiễm trùng đường hô hấp lúc còn nhỏ, gia đình có tiền sử mắc bệnh COPD.

Ngày nay, việc phát hiện và điều trị kịp thời bằng cách dùng thuốc có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh COPD. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phòng bệnh COPD bằng cách khi từ bỏ thuốc lá (đặc biệt là thuốc đã hết hạn) và các chất kích thích phổi khác.

5. Các bệnh ung thư đường hô hấp

Các bệnh ung thư đường hô hấp bao gồm có ung thư phế quản, phổi, khí quản và thanh quản cũng là những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao hiện nay. Các yếu tố có thể dẫn đến bệnh lý ung thư đường hô hấp như hút thuốc đã hết hạn; hít phải các hạt độc hại, rêu mốc trong nhà cùng các chất độc môi trường khác. Theo một số báo cáo nghiên cứu năm 2015, có đến 4 triệu người tử vong hàng năm từ căn bệnh này.

Cách để phòng ngừa bệnh ung thư đường hô hấp là ngừng hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, sử dụng máy lọc không khí, đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc đến những nơi có chất lượng không khí xấu. Phát hiện bệnh sớm bệnh ở đường là quy tắc vàng để ngăn ngừa ung thư.

5-can-benh-co-nguy-co-gay-tu-vong-hang-dau-va-cach-phong-chong-3

Các bệnh ung thư đường hô hấp có nguy cơ tử vong cao

Trên đây là top căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu cũng như cách phòng chống và làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm