Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

9 biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên hiệu quả

Ngày 02/03/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn lo âu ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và kết quả học tập của trẻ vị thành niên. Cùng tham khảo biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên hiệu quả qua bài viết này.

Bước sang tuổi dậy thì, không chỉ cơ thể mà tâm lý của trẻ cũng thay đổi mạnh mẽ. Trẻ có xu hướng tò mò về cơ thể bản thân, có những rung động đầu đời, muốn thể hiện bản thân và có tâm lý bất ổn. Nhiều thay đổi lớn khiến trẻ trở nên bất an, hoang mang và có nguy cơ mắc rối loạn lo âu. Vậy biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên nào hiệu quả? Nếu đây là điều bạn quan tâm thì hãy tham khảo những thông tin hữu ích sau.

9 biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên hiệu quả 1

Biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên nào hiệu quả?

Triệu chứng của rối loạn lo âu

Lo âu tuổi dậy thì thường có tính nhất thời và chỉ kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp vấn đề về rối loạn lo âu thì cuộc sống và việc học tập sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng. Hãy chú ý đến cảm xúc của trẻ và quan tâm đến trẻ nhiều hơn nếu xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Căng thẳng, bồn chồn hoặc bực dọc
  • Khó tập trung
  • Dễ cáu gắt
  • Dễ mệt mỏi

Đặc biệt, nếu trẻ có những triệu chứng thực thể như thường xuyên ra mồ hôi nhiều, cảm thấy kiệt sức, ngủ kém, đau cơ, nhức đầu, đau dạ dày,... kéo dài hơn 6 tháng thì rất có thể trẻ đã bị rối loạn lo âu (GAD).

Những biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên hiệu quả

Rối loạn lo âu liên quan đến cả khía cạnh tâm lý và tâm thần (thành phần hóa chất trong não bộ). Do đó, biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên thường xoay quanh việc thư giãn và điều trị bằng thuốc chống lo âu.

1. Ngồi thiền và thư giãn

Ngồi thiền là cách hiệu quả giúp trẻ thư giãn và giảm lo âu. Khi thực hiện thiền định, nên ngồi sao cho cột sống thẳng và toàn thân thả lỏng. Suốt quá trình ngồi thiền, trẻ nên được hướng dẫn hít thở nhịp nhàng và suy nghĩ về những điều tích cực. Ngoài ra, có thể kết hợp ngồi thiền với liệu pháp âm nhạc và liệu pháp mùi hương để giảm triệu chứng của rối loạn lo âu.

2. Tập luyện yoga

Các động tác yoga không chỉ có lợi đối với thể chất, mà còn có lợi đối với tinh thần. Động tác nhẹ nhàng theo nhịp thở giúp ổn định tinh thần, giảm mệt mỏi và loại bỏ stress hiệu quả. Bên cạnh đó, việc hít thở sâu còn giúp cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Việc lạm dụng những chất kích thích như nước tăng lực, rượu bia, caffeine,... khiến trẻ trở nên kém tập trung và dễ kích động. Về lâu dài thì đây chính là mầm mống dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài.

Do đó, cha mẹ cần tránh không cho trẻ tiếp xúc và tiêu thụ các chất kích thích. Bên cạnh đó, nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày và đảm bảo sao cho cân đối giữa ba nhóm chất đường - đạm - béo. Một chế độ dinh dưỡng đúng đắn giúp giảm nguy cơ rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên.

9 biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên hiệu quả 2

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm nguy cơ rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên.

4. Bổ sung thêm lysine

Lysine là một trong những axit amin thiết yếu nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được. Không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và giúp xương chắc khỏe, lysine còn được biết đến với khả năng điều hòa nồng độ cortisol - loại hormone dẫn đến cảm giác căng thẳng.

Bằng cách bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm giàu lysine như đậu hà lan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ,... cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển một tâm lý khỏe mạnh và ít căng thẳng.

5. Sử dụng tinh dầu sả chanh

Tinh dầu sả chanh hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ, giúp thư giãn và giảm triệu chứng rối loạn lo âu. Theo một số nghiên cứu, những thành phần trong tinh dầu sả chanh như myrcene, citronellal, geraniol có tác dụng giúp ổn định tâm trạng và giải tỏa căng thẳng. Chỉ cần xịt một ít tinh dầu lên drap giường hoặc vỏ gối, trẻ sẽ không bị bồn chồn và có được giấc ngủ ngon.

6. sử dụng tinh dầu oải hương

Tinh dầu hoa oải hương là loại tinh dầu giúp xóa tan căng thẳng, lo âu hiệu quả. Tinh dầu có mùi thơm nhẹ nhàng và có thể giúp tinh thần thư giãn nhanh chóng. Có nhiều cách để sử dụng tinh dầu oải hương như: pha vào nước tắm, thoa phía sau tai hay xoa bóp để giúp bé cải thiện tâm trạng.

9 biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên hiệu quả 3

Tinh dầu oải hương giúp thư giãn tinh thần hiệu quả.

7. Sử dụng tinh dầu hoa cúc

Bên cạnh tinh dầu oải hương, tinh dầu hoa cúc cũng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu hiệu quả. Thành phần của tinh dầu hoa cúc có khả năng xoa dịu giác quan và kích thích não bộ tiết melanin hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Hãy nhỏ 3 - 4 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay và massage nhẹ nhàng vùng vai gáy để giúp trẻ ngủ ngon.

9 biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên hiệu quả 4

Tinh dầu hoa cúc có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu.

8. Dùng chiết xuất cây ban Âu

Cây ban Âu, hay còn được gọi là cỏ thánh John (St. John’ Wort), là loại thảo dược đã được sử dụng từ lâu để cải thiện tâm trạng và chống trầm cảm. Cây ban Âu chứa những hợp chất như hypericin, hyperforin, flavonoid tác động lên thụ thể thần kinh, từ đó giảm triệu chứng rối loạn lo âu.

Hiện nay, bạn có thể mua chiết xuất cây ban Âu ở nhiều dạng như dạng lỏng, dạng bột, viên nén hoặc thảo dược pha trà. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

9. Biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên bằng thuốc

Những trường hợp bị rối loạn lo âu nặng không đáp ứng với biện pháp thư giãn cần sử dụng thuốc chống lo âu. Có nhiều loại thuốc có hiệu quả, trong đó SSRIs được sử dụng phổ biến hơn cả. Kế đến là buspirone dành cho những trường hợp không thể dung nạp SSRIs.

Trên đây là những biện pháp chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên phổ biến nhất. Trên hết, nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn lo âu thì nên cho đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả.

Uyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm