Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn bánh mì thay cơm được không? Điều gì sẽ xảy ra?

Ngày 13/11/2024
Kích thước chữ

Cơm là thực phẩm chính trong bữa ăn của người Việt, nhưng bánh mì lại trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người khi muốn thay đổi khẩu vị. Bánh mì là một món ăn đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy liệu ăn bánh mì thay cơm được không? Điều gì sẽ xảy ra?

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cơm thường là nguồn carbohydrate chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Còn bánh mì là một món ăn nhanh được làm từ bột mì và bột nở với lớp vỏ giòn, mềm bên trong và phần nhân đa dạng với các nguyên liệu phong phú. Vậy liệu việc ăn bánh mì thay cơm được không?

Ăn bánh mì thay cơm được không?

Bánh mì và cơm là 2 loại thực phẩm đều thuộc nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột. Vì vậy, ăn bánh mì thay cơm trong một bữa ăn không làm thiếu hụt dinh dưỡng từ nhóm tinh bột. Tuy nhiên, một chế độ ăn cân bằng cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Tinh bột, chất đạm (thịt, cá, tôm...), chất béo (dầu, mỡ, bơ...) và chất xơ (rau, trái cây). Chế độ ăn uống đa dạng là chìa khóa cho sức khỏe, vì vậy bánh mì chỉ nên được ăn thay cơm một cách thỉnh thoảng, để tránh gây thiếu hụt các dưỡng chất khác.

Ăn bánh mì thay cơm được không? Điều gì sẽ xảy ra? 1
Ăn bánh mì thay cơm được không?

Ăn bao nhiêu bánh mì là quá nhiều?

Khi xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, mỗi người nên bổ sung khoảng 2000 calo mỗi ngày, chia thành sáu bữa ăn, tương đương với khoảng 6 ounces ngũ cốc từ các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống, bột yến mạch, ngũ cốc... Trong đó, ít nhất một nửa số lượng này nên là ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Một chiếc bánh mì tròn thông thường có thể chứa từ 3 - 5 ounces lượng calo bạn cần tiêu thụ trong ngày. Tuy nhiên, nếu bánh mì không được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, việc đạt được mục tiêu về lượng calo cần thiết sẽ trở nên khó khăn hơn, vì các loại bánh mì tinh chế thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng.

Ăn bánh mì thay cơm được không? Điều gì sẽ xảy ra? 2
Một chiếc bánh mì tròn cung cấp từ 3 - 5 ounces lượng calo

Việc ăn bánh mì hàng ngày có thể mang lại một số nguy cơ sức khỏe. Một nghiên cứu cho thấy, bánh mì có thể làm tăng lượng đường huyết nhanh chóng do chứa nhiều carbohydrate tinh chế. Điều này không tốt cho những người có vấn đề về đường huyết, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Thêm vào đó, nếu ăn quá nhiều bánh mì, mức triglyceride trong máu có thể tăng lên, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, bánh mì, đặc biệt là bánh mì trắng, thiếu hụt chất xơ cần thiết cho cơ thể. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tiêu hóa, giúp cải thiện sự hoạt động của não bộ và giảm căng thẳng. Việc thiếu hụt chất xơ có thể gây ra tình trạng căng thẳng, giảm khả năng tập trung và dẫn đến táo bón. Táo bón kéo dài có thể gây đau bụng, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.

Một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Dược Milan (Ý) cũng chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều bánh mì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận lên tới 94% so với những người có chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng.

Vì vậy, mặc dù bánh mì là một món ăn ngon và tiện lợi, bạn không nên thay thế cơm hoàn toàn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thay vào đó, hãy duy trì chế độ ăn đa dạng và hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Ăn bánh mì thay cơm được không? Điều gì sẽ xảy ra? 3
Không nên thay thế cơm hoàn toàn bằng bánh mì trong khẩu phần ăn

Những ai nên hạn chế ăn bánh mì?

Người thừa cân, béo phì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bánh mì không chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tăng cân, đặc biệt là với những người thừa cân hoặc béo phì. Chỉ với hai lát bánh mì sandwich, bạn đã nạp vào cơ thể khoảng 400 calo, một lượng không nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày. Vì vậy, đối với những ai đang trong quá trình giảm cân hoặc kiêng khem, tốt nhất nên hạn chế bánh mì, thay vào đó là lựa chọn các thực phẩm ít calo và giàu dinh dưỡng hơn.

Người bị bệnh tiểu đường

Bánh mì chứa một lượng tinh bột cao, làm gia tăng nhanh chóng mức đường huyết trong cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo Ths.BSCKI Hà Thị Ngọc Bích, người bị tiểu đường nên tránh xa bánh mì, đặc biệt là các loại bánh mì có phụ gia. Nếu muốn thưởng thức, bạn có thể lựa chọn bánh mì nguyên cám, nhưng cần phải kiểm soát lượng tiêu thụ để không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.

Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp

Bánh mì đặc biệt là các loại bánh mì làm từ ngũ cốc tinh chế, chứa một lượng cholesterol xấu và tinh bột cao, dễ dẫn đến tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn có thể góp phần vào việc hình thành cao huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp nên hạn chế ăn bánh mì để bảo vệ sức khỏe của mình.

Ăn bánh mì thay cơm được không? Điều gì sẽ xảy ra? 4
Tuy bánh mì không chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tăng cân

Người bị bệnh thận

Hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là bánh mì đóng gói từ siêu thị, chứa một lượng muối cao. Khi ăn các món bánh mì chế biến sẵn như hamburger, pizza hay sandwich, bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối vượt mức cho phép. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch mà còn làm tăng gánh nặng cho thận, đặc biệt với những người đã có vấn đề về thận.

Người đang mệt mỏi, căng thẳng

Bánh mì đặc biệt là các loại bánh mì trắng, có thể là một nguyên nhân gây mệt mỏi và thiếu năng lượng. Các chuyên gia cho biết việc tiêu thụ bánh mì trắng quá mức dẫn đến thiếu hụt chất xơ, gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ và làm giảm khả năng tập trung. Bên cạnh đó, các protein biến đổi trong bánh mì có thể gây ra cảm giác mệt mỏi liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về ăn bánh mì thay cơm được không? Mặc dù bánh mì là món ăn tiện lợi được nhiều người yêu thích, nhưng bạn không nên ăn bánh mì thay cơm và để bảo vệ sức khỏe của mình. Bánh mì có thể cung cấp protein và các chất béo từ các nguyên liệu như thịt, trứng, và rau củ khi được kết hợp với các món ăn khác. Tuy nhiên, việc chỉ ăn bánh mì không đủ dinh dưỡng sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng từ rau củ, trái cây và các loại thực phẩm khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin