Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bánh mì được quy vào nhóm thực phẩm tiện lợi, quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Thế nhưng ăn bánh mì nhiều có tốt không? Việc lạm dụng thức ăn nhanh này có thể gây hại như thế nào đối với sức khoẻ?
Bánh mì là nguyên liệu quen thuộc tiện lợi trong mỗi bữa ăn được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng việc ăn bánh mì nhiều có tốt không? Lạm dụng thức ăn nhanh này có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé.
Bánh mì là thực phẩm chế biến từ hỗn hợp bột mì/ngũ cốc trộn với nước rồi đem đi nướng, thường được sử dụng để ăn sáng, ăn nhẹ hoặc ăn kèm với các món tráng miệng. Tùy từng cách kết hợp, tùy từng vùng địa phương mà bánh mì có thể có rất nhiều chủng loại, kích cỡ,...
Ăn bánh mì nhiều có tốt không? Đây là thắc mắc lớn nhất của mọi người khi ăn loại thực phẩm này. Lựa chọn bánh mì là nguồn thực phẩm thiết yếu bởi tính chất tiện lợi, dễ mua, có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau.
Nhưng để giải đáp ăn bánh mì nhiều có tốt không thì câu trả lời là không. Ăn bánh mì nhiều không thực sự tốt cho sức khoẻ như mọi người vẫn nghĩ. Dưới đây là những tác hại của bánh mì nếu bạn sử dụng chúng quá thường xuyên.
Dựa trên các nghiên cứu, bột bánh mì có thể làm tăng cholesterol LDL - một loại cholesterol xấu - tới 60% trong khoảng 12 tuần. Chính vì vậy, lượng cholesterol trong cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều lần khi ăn bánh mì thường xuyên, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh tim mạch, béo phì.
Trong bánh mì có chứa một loại protein gọi là gluten - lượng gluten này gây ra các tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hoá, nếu ăn nhiều có thể bị táo bón.
Bánh mì đáp ứng nhu cầu đói tạm thời nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, làm suy giảm sức khỏe ở người trưởng thành bởi bánh mì không chứa vitamin A, C, B12..., hàm lượng vitamin B6, canxi hay sắt lại rất thấp. Do đó, tốt hơn hết bạn nên thể lựa chọn bánh mì ăn kèm với các loại thức ăn hoặc thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, đồng thời uống thêm sữa để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Ăn bánh mì nhiều không tốt vì đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị tăng cân do lượng tinh bột có trong bánh mì.
Các loại bánh mì thường có một lượng muối nhất định, đặc biệt là ở dạng hamburger, pizza hay sandwich. Khi ăn các loại bánh mì này đồng nghĩa với việc bạn đang nạp quá nhiều muối vào cơ thể gây sức ép tim mạch.
Không chỉ nghèo chất dinh dưỡng, bánh mì còn cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Axit phytic có trong lúa mì khi tiêu hoá sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không tạo thành chất dinh dưỡng, khiến cơ thể không hấp thụ được các khoáng chất ấy. Vì vậy, bạn không nên ăn bánh mì thường xuyên để tránh mất đi các dưỡng chất cần thiết.
Theo như kết luận của bác sĩ chuyên khoa tim William Davis của Hoa Kỳ, sử dụng bánh mì với số lượng lớn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể - là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi bởi khi thiếu chất xơ, não bộ con người không thể hoạt động bình thường.
Để quá trình sử dụng bánh mì không gây hại cho sức khoẻ, tốt hơn hết bạn nên có cách sử dụng bánh mì đúng:
Sau bài viết này bạn hẳn cũng biết rằng ăn bánh mì nhiều có tốt không. Tốt nhất bạn không nên ăn bánh mì mỗi ngày, chỉ nên thỉnh thoảng ăn và luôn ăn kèm với rau, thịt để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhé!
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: Soyte.namdinh.gov
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.