Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu muốn đổi món cho gia đình, bạn có thể nấu bún măng vịt để thay đổi khẩu vị. Thế nhưng nhiều cô nàng nội trợ lại lo ngại món ăn này cầu kỳ, chế biến phức tạp? Hãy cùng tham khảo cách nấu bún măng vịt nhanh gọn nhưng cũng đậm đà, chuẩn vị sau đây nhé!
Bún măng vịt là món ăn rất độc đáo và hấp dẫn với sự kết hợp giữa thịt vịt dai ngon và hương vị ngọt thanh của nước dùng. Không chỉ dễ ăn mà món này còn rất giàu vitamin và khoáng chất. Bởi vậy, bạn đừng bỏ qua các cách nấu bún măng vịt dưới đây để đổi món cho gia đình nhé!
Một bát bún măng vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó, tinh bột trong bún tươi là nguồn cung cấp năng lượng chính. Tuy nhiên, bún tươi được chế biến bằng phương pháp lên men, bạn không nên ăn nhiều.
Hàm lượng lớn protein có trong thịt vịt rất cần thiết cho quá trình phát triển cơ bắp. Đồng thời, thịt vịt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin B1, vitamin D, canxi, sắt,… Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn nên cũng được sử dụng nhiều trong việc làm mát và giải độc hiệu quả.
Bên cạnh đó, hàm lượng lớn chất xơ, giảm cholesterol có trong măng còn giúp bạn duy trì hoạt động của đường ruột và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, nước luộc vịt còn chứa nhiều collagen giúp làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa hiệu quả. Các loại rau ăn kèm như hành lá, rau mùi, húng quế chứa nhiều chất xơ, vitamin các loại, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Với hai cách nấu bún măng vịt dưới đây, bạn có thể tùy vào nguyên liệu có sẵn của gia đình để lựa chọn áp dụng chế biến cho phù hợp:
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món bún vịt kết hợp với măng khô bao gồm 1 con vịt, 500g măng khô, 2 củ tỏi, 1 củ gừng, 2 quả ớt, 3 củ hành khô, 100ml rượu trắng, các loại rau gia vị như hành lá, rau răm,...
Các bước thực hiện như sau:
Sơ chế: Sau khi mua vịt về, bạn rửa sạch và cho vào tô lớn cùng 2 muỗng muối, 5 muỗng rượu trắng và vài lát gừng rồi dùng tay chà mạnh các nguyên liệu trên lên thân vịt. Sau khoảng 30 phút, bạn đem đi rửa sạch. Tiếp đến, bạn đem 2 củ hành khô và 1 củ gừng nướng trên bếp tới khi có mùi thơm thì bóc vỏ rồi đập dập. Sau đó, bạn ngâm măng khô cho nở ra rồi xé miếng vừa ăn. Bạn tiếp tục sơ chế các nguyên liệu như rau thơm rửa sạch, thái nhỏ, hành khô, tỏi bóc vỏ và băm nhỏ.
Xào măng khô: Bạn đem phần măng khô đã xé nhỏ đi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đó, bạn bắc lên bếp một chảo dầu và cho tỏi cùng hành phi thơm lên, cho măng vào xào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nếu bạn thấy măng khô quá thì cho một chén nước nhỏ vào rồi vặn nhỏ lửa và đợi 30 phút.
Luộc thịt vịt: Bạn bắc lên bếp một cái nồi rồi cho vịt cùng 1,5 lít nước, cho thêm hành và gừng vào cho nước thơm rồi bật bếp lên đun. Khi thấy nồi luộc vịt sôi lên thì bạn vặn nhỏ lửa lại và đun cho tới khi vịt chín mềm.
Nấu bún măng vịt với nước dùng: Sau vịt chín mềm, bạn vớt ra rồi cho phần măng đã xào vào đun cho tới khi măng mềm. Sau đó, bạn nêm nếm gia vị để nước dùng đậm đà hơn.
Hoàn thiện: Bạn chần bún và đổ ra tô rồi cho vài miếng thịt vịt đã chặt thành những miếng vừa ăn vào cùng măng khô và rau thơm thái nhỏ, sau đó đổ nước dùng vào rồi thưởng thức.
Để nấu bún vịt với măng tươi, bạn cần chuẩn bị 1 con vịt, 500g măng tươi, 1 quả chanh, 1 củ gừng, 1 củ tỏi, 1 củ hành khô, 1kg bún tươi, các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi,…
Các bước thực hiện như sau:
Sơ chế: Thịt vịt sau khi mua về bạn bỏ vào một cái tô, cho vào ít rượu trắng và vài lát chanh tươi rồi chà xát các nguyên liệu để khử mùi hôi tanh. Tiếp đến, bạn chặt thịt vịt thành từng miếng vừa ăn. Hành lá và rau mùi bạn rửa sạch rồi thái nhỏ. Gừng bạn cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng, măng bạn cũng đem đi rửa sạch.
Luộc măng: Măng tươi sau khi rửa sạch thì bạn cho vào nồi luộc chín. Bạn lưu ý thay nước cho măng liên tục và đun trong nhiều giờ để loại bỏ độc tố rồi mới đem măng đi chế biến nhé! Sau khi măng chín, bạn vớt ra rồi thái thành miếng vừa ăn.
Ướp thịt vịt và xào măng: Bạn cho thịt vịt vào một cái tô lớn rồi cho thêm nước mắm, đường, muối cùng 1 phần hành, tỏi băm nhuyễn. Sau đó bạn đảo đều và ướp thịt vịt trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị. Tiếp đến, bạn cho chảo dầu lên bếp, thêm hành, tỏi băm nhuyễn phi thơm lên rồi mới cho măng vào xào chín.
Nấu bún măng vịt: Bạn bắc một cái nồi lên bếp rồi cho dầu vào, khi dầu nóng thì cho hành tỏi băm nhuyễn phi thơm lên. Sau đó, bạn cho thịt vịt đã ướp vào cùng vài lát gừng rồi xào. Khi thấy thịt vịt săn lại thì bạn đổ nước vào, vặn nhỏ lửa để thịt chín mềm. Khoảng 15 - 20 phút sau, bạn cho phần măng tươi đã xào vào và đun thêm 5 phút thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Hoàn thành: Bạn chần bún qua nước sôi rồi bỏ vào tô, sau đó xếp thịt vịt vào, thêm một ít rau thơm lên bên trên, sau đó chan nước dùng vào là đã có thể thưởng thức.
Bún măng vịt là món ăn ngon và giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo sức khỏe nhé! Một số vấn đề bạn nên chú ý như:
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nấu bún măng vịt cũng như những lưu ý khi bổ sung món ngon này vào thực đơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại rau xanh khi ăn kèm để cân bằng dinh dưỡng và món ngon thêm đậm vị nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.