Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Muối chua là một trong những cách bảo quản thực phẩm truyền thống lâu đời. Các món dưa muối thường được rất nhiều người ưa thích vì ăn kèm trong bữa ăn rất ngon miệng. Nhưng liệu ăn nhiều dưa muối có tốt không?
Để biết ăn nhiều dưa muối có tốt không, bạn nên tìm hiểu quy trình muối dưa như thế nào và những lợi ích từ phương pháp muối chua mang lại. Hãy tham khảo bài viết sau để nhận được thông tin hữu ích nhé.
Muối chua là cách chế biến thực phẩm lâu đời tạo nên nhiều món ăn ngon. Đây là quá trình lên men Lactic dị hình, vi sinh vật đã chuyển hóa đường có sẵn trong rau củ thành Acid Lactic và sản phẩm khác, khiến cho thực phẩm có hương vị đặc trưng.
Nói cách khác thì muối chua là kỹ thuật tạo ra một môi trường mà các vi sinh vật không thể sống được, đồng thời bằng cách lên men, thực phẩm sẽ được “làm chín” nhờ các thành phần tạo men hoặc từ những gia vị bảo quản như muối, đường, giấm, dầu ăn… không chỉ tiêu diệt vi khuẩn, vừa bảo quản được thực phẩm mà còn tăng mùi vị cho món ăn. Vậy ăn nhiều dưa muối có tốt không? Hãy tìm lời giải đáp khi tìm hiểu quy trình muối chua diễn ra như thế nào.
Sự lên men lactic với quá trình phân giải đường diễn ra theo 3 giai đoạn sau:
Vi khuẩn lactic phát triển
Ở giai đoạn 1, xảy ra hiện tượng làm co nguyên sinh chất của tế bào rau củ do nồng độ các chất hòa tan không cân bằng giữa môi trường và dịch bào. Các chất ở trong dịch bào chuyển vào nước muối. Do nồng độ muối lúc đầu cao và vi sinh vật không thể phát triển được nên dịch bào dần khuếch tán ra ngoài dung dịch, làm giảm nồng độ muối trong dung dịch xuống thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic hoạt động và phát triển, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn khác để gây chua. Do đó cần nén chặt đậy kĩ dưa muối chua để ngăn các vi sinh vật khác không thể xâm nhập vào.
Đường được phân hủy bởi acid lactic
Ở giai đoạn hai, acid lactic phân hủy đường, thúc đẩy quá trình lên men làm chua thực phẩm và quá trình này phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh. Thông thường, nhiệt độ thích hợp nhất để diễn ra quá trình này là 20 độ C. Ở nhiệt độ này, quá trình lên men có thể kéo dài gần 10 ngày và đảm bảo vi khuẩn gây chua lactic phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên nhiệt độ cao hơn khoảng 26 độ C sẽ không tốt cho quá trình lên men vì các vi sinh vật khác sẽ sinh sôi, làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn lactic gây chua.
Khi nhiệt độ thấp còn khoảng 10 – 12 độ C, quá trình lên men sẽ kéo dài gấp đôi so với khi nhiệt độ ở 20 độ C. Quá trình lên men sẽ càng chậm lại khi nhiệt độ càng thấp, có khi kéo dài đến 2 – 3 tháng. Quá trình lên men gần như không xảy ra ở 0 độ C.
Men chua phát triển
Ở giai đoạn 3, acid lactic được tích tụ nhiều làm ức chế các vi khuẩn lactic phát triển, đồng thời tạo điều kiện cho các loại men và mốc phát triển, làm phá hủy acid lactic. Đây chính là lý do làm cho dưa muối chua thường bị úng, hỏng sau thời gian muối chua. Vậy nên, sau khi kết thúc giai đoạn 2, lúc này rau củ đã đạt được độ chua vừa ăn, bạn nên đem dưa chua bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0 – 2 độ C. Đây cũng là cách bảo quản thực phẩm muối chua hiệu quả nhất.
Rau, củ muối chua tạo điều kiện cho quá trình lên men lactic. Trong điều kiện yếm khí với nồng độ muối là 1,2 - 2,5% (đối với rau cải) và 3 - 5% (đối với dưa chuột, cà chua), vi khuẩn lactic phát triển. Vi sinh vật này sẽ chuyển một phần đường thành axit lactic. Khi axit lactic đạt đến nồng độ 0,6 - 1,2% sẽ kìm hãm sự hoạt động của các vi sinh vật gây thối rữa ở rau củ. Vì vậy mà rau củ muối chua có thể được bảo quản vài tuần hoặc một vài tháng. Hương vị của rau củ muối chua khác rau củ tươi nên tạo cảm giác lạ miệng. Muối chua chính là phương pháp trữ rau củ bằng cách tạo điều kiện lên men có lợi.
Vậy ăn dưa muối hàng ngày có tốt không? Câu trả lời là "Không, mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50gr dưa muối, và ăn 2 - 3 lần trong tuần".
Dù không nên ăn nhiều dưa muối, nhưng cũng không thể phủ nhận lợi ích của dưa muối. Dưa muối là một món ăn ngon và có nhiều lợi ích sức khỏe nếu ăn vừa phải:
Dưa muối chua được chế biến theo nhiều cách, trong đó uống nước ngâm dưa muối chua cũng là một xu hướng đang phổ biến vì thức uống này giúp ngăn ngừa co rút cơ, hỗ trợ giảm cân, tốt cho bệnh tiểu đường... Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng cách này vì có thể làm trầm trọng các bệnh về tiêu hóa.
Câu trả lời là "Không". Bạn không nên ăn quá nhiều dưa muối. Bên cạnh các lợi ích kể trên, dưa muối chua vẫn tồn tại những nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người nếu tiêu thụ không đúng cách và phù hợp. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc ăn thực phẩm muối chua với nguy cơ mắc các bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Bên cạnh đó, các món muối chua đều được làm với rất nhiều muối nên nếu ăn quá nhiều, sẽ có nguy cơ tăng huyết áp, đau tim dẫn đến tình trạng đột quỵ…
Tóm lại, dựa vào quá trình lên men dưa muối có thể thấy ăn dưa muối sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, ăn quá nhiều dưa muối lại gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...