Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Ảnh hưởng của vi khuẩn khoang miệng tới sức khỏe

Ngày 25/02/2022
Kích thước chữ

Vi khuẩn trong khoang miệng là nguyên nhân hàng đầu, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng khả năng mắc hoặc trầm trọng thêm các bệnh như hôi miệng, sâu răng, viêm lợi,... hay thậm chí là những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, loãng xương hay bệnh tim.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các loại vi khuẩn trong miệng, những tác hại mà chúng gây ra cũng như cách để phòng tránh, loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả nhất. Đừng bỏ qua nhé!

Tại sao lại có vi khuẩn trong miệng?

Mặc dù không thể nhìn thấy hay cảm nhận nhưng thực tế các nhà khoa học đã phát hiện hơn 700 loại vi khuẩn khác nhau trong khoang miệng của con người. 

Khoang miệng là môi trường sống lý tưởng cho tất cả các loại vi sinh vật tồn tại và phát triển. Một khoang mở, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, độ ẩm và nồng độ oxy hoàn hảo không những vậy nó còn được liên tục bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào từ thực phẩm thừa mà chúng ta ăn vào.

Phần lớn trong số chúng không gây hại gì cho cơ thể, tuy nhiên bên cạnh những lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ răng nướu thì vẫn có một số loại vi khuẩn cần được kiểm soát tốt nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một khi sự cân bằng về tỷ lệ lợi khuẩn và vi khuẩn có hại bị phá vỡ, các vi khuẩn xấu sẽ tăng sinh và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng cho cơ thể.

Ảnh hưởng của vi khuẩn khoang miệng tới sức khỏe 1

Khoang miệng là môi trường lý tưởng cho tất cả các loại vi sinh vật tồn tại và phát triển

Ảnh hưởng của vi khuẩn khoang miệng tới sức khỏe

Hai loại vi khuẩn gây hại phổ biến nhất trong khoang miệng là Streptococcus mutans và Porphyromonas gingivalis. 

  • Streptococcus mutans sống ở khoang miệng và hấp thụ các loại đường có trong thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày. Loại vi khuẩn này thực hiện lên men carbohydrate và tạo ra axit, khiến độ pH trong miêng ha xuống. pH<5 liên tục sẽ khử khoáng của răng, lớp vôi cứng của bề mặt răng bị tổn hại và khởi phát quá trình sâu răng.
  • Porphyromonas gingivalis (Pg) thường không tồn tại sẵn trong khoang miệng của người khỏe mạnh. Nhưng khi nó sinh sôi, vi khuẩn này sẽ liên kết với nha chu, gây viêm nha chu, đau răng và có thể dẫn đến mất răng. Ngoài ra, Porphyromonas gingivalis cũng được chứng minh là một trong những tác nhân gây ra ung thư, Alzheimer ở người.

Ngoài những căn bệnh liên quan đến răng miệng như hôi miệng, viêm lợi, sâu răng,... nếu vi khuẩn khoang miệng theo đường tiêu hóa và hệ thống hô hấp thâm nhập vào cơ thể thì sẽ tiềm tàng nhiều nguy cơ về các căn bệnh nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các vi khuẩn có hại sẽ gây viêm trong khoang miệng, làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường đi vào trong cơ thể và tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, giữa vi khuẩn trong miệng và bệnh tiểu đường còn có mối liên hệ ngược. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường thì sự kiểm soát lượng đường trong máu sẽ giảm sút vì thiếu insulin, một loại hormone có vai trò chuyển hóa đường thành năng lượng. Hàm lượng đường máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hiện tượng nhiễm trùng, trong đó có nhiễm trùng nướu.

Ảnh hưởng của vi khuẩn khoang miệng tới sức khỏe 2

Vi khuẩn sinh trưởng trong khoang miệng tạo mùi hôi khó chịu

Cách loại bỏ vi khuẩn khoang miệng hiệu quả

Điều quan trọng để hạn chế những tác hại do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra chính là  giữ vững sự cân bằng tỷ lệ của chúng.

Uống nước đầy đủ

Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ giúp tuyến nước bọt - hàng rào tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong miệng hoạt động hiệu quả hơn. Nước bọt tiết nhiều sẽ ngăn cản sự tăng sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, không uống các loại nước ngọt có gas hay nước ép hoa quả vì những thức uống này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

Ảnh hưởng của vi khuẩn khoang miệng tới sức khỏe 3

Bổ sung đủ nước sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Đánh răng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa trên kẽ răng, cắt nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn khoang miệng nên hạn chế được sự sinh sôi của chúng. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả làm sạch, bạn cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần.

Cạo lưỡi

Lưỡi là bộ phận tích tụ nhiều loại vi khuẩn gây ra mùi hôi miệng khó chịu. Vì thế sau khi đánh răng, bạn hãy dùng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng để cạo lưỡi nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại.

Xịt họng

Xịt họng bằng nước muối sinh lý hay các dung dịch xịt họng chuyên dụng như xịt ho Nhất Nhất đều đem lại khả năng loại trừ vi khuẩn, virus tồn tại khoang miệng cực hiệu quả. Bảo vệ cơ thể khỏi những nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng và các căn bệnh đường hô hấp khác. 

Xịt Họng Sinh Học Bdferm Bio Spray là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Với Synbiotic lactobacillus trong  có tác dụng phá hủy lớp protein và lipid ở lớp vỏ bao phủ ngoài của vi rút, tiêu diệt và ngăn chặn sự hoạt động của hầu hết các loại virus, vi khuẩn, trong đó có virus Sars-CoV-2.

Nếu sử dụng thuốc xịt sinh học Bdferm Bio Spray hàng ngày, bạn có thể hạn chế sự xuất hiện của vi khuẩn ở mũi, họng, giảm mùi hôi và cảm giác khô mũi họng. Đồng thời, sản phẩm còn ngăn chặn xâm nhập của vi khuẩn, vi rút vào cơ thể đường miệng, nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Đặc biệt, sản phẩm với thành phần chính là Synbiotic lactobacillus phân hủy lớp protein và chất béo phủ ngoài của vi rút, làm bất hoạt đến 99.9% hoạt động của Virus Corona-19 và các vi rút có hại khác nhau, bạn có thể sử dụng Xịt Họng Sinh Học Bdferm Bio Spray để khử khuẩn bất kì vị trí nào bạn muốn, không kể là bộ phận cơ thể người hay vật dụng hằng ngày.

Ảnh hưởng của vi khuẩn khoang miệng tới sức khỏe 4

Xịt Họng Sinh Học Bdferm Bio Spray ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn 

Trong khoang miệng tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, ảnh hưởng đến cơ thể theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Biết cách loại bỏ, hạn chế sự tăng sinh của các vi khuẩn gây hại sẽ giúp bạn giữ vững được sức khỏe, không chỉ của răng miệng mà còn của toàn cơ thể.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin