Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Atiso là loài cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa phân biệt được cây atiso xanh và atiso đỏ. Vậy atiso xanh và atiso đỏ khác nhau như thế nào?
Do có tên gọi giống nhau, atiso xanh và atiso đỏ, nên nhiều người nhầm lẫn đây là hai giống cây liên quan đến nhau. Nhưng thực chất, hai giống cây này lại hoàn toàn khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai loại atiso này trong bài viết dưới đây nhé!
Một điểm tương đồng giữa cây atiso xanh và atiso đỏ là chúng đều không phải là giống cây trồng có nguồn gốc từ Việt Nam. Cả hai đều được du nhập vào Việt Nam, sau đó mới được nghiên cứu và trồng nhiều tại nước ta. Theo thời gian, cả atiso xanh và atiso đỏ dần trở thành những loại thảo mộc quen thuộc, được sử dụng nhiều trong chăm sóc sức khỏe.
Atiso xanh có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, có tên khoa học là Cynara Scolymus. Khi sang xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã mang theo giống cây này. Tại Việt Nam, atiso xanh được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu lạnh như Đà Lạt, Sapa, Lào Cai, Tam Đảo. Loại thảo mộc này có hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Atiso đỏ còn có tên gọi khác là cây Hibiscus, xuất xứ từ Trung Mỹ và Bắc Phi xa xôi. Atiso đỏ được một vị giáo sư người Đức mang đến Việt Nam thông qua một hợp tác nghiên cứu khoa học. Loài cây này được phát triển tại nước ta nhờ công lao của nhà khoa học Mai Thị Tấn.
Atiso xanh (hay atiso) thuộc họ cúc, là giống cây thân thảo, có chiều cao khoảng từ 1 - 2m, thân rất cứng, có lông trắng phủ bên ngoài. Lá cây atiso xanh to, dài và mọc so le nhau, ở mặt dưới có lông, mặt trên màu xanh lục. Hoa của cây atiso to, chỉ mọc ở ngọn. Hoa có lông tơ mềm, màu xanh lục hoặc tím nhạt.
Cây atiso đỏ (Hibiscus) thuộc họ bông, là cây sống một năm, thân thảo, màu tím nhạt, cao khoảng 1,5 - 2m. Lá cây có răng cưa quanh mép, vị chua nên thường được dùng để làm nhiều món ăn khác nhau. Hoa atiso đỏ mọc đơn ở nách lá và gần như không có cuống. Quả có hình trứng, đài màu đỏ và có lông bao quanh bên ngoài.
Công dụng của atiso xanh
Trong atiso xanh có chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Loại cây này có thể sử dụng được tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá, đến hoa để chế biến thành thực phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: Trà atiso, cao atiso, atiso khô,…
Một số công dụng của atiso xanh đã được nghiên cứu và chứng minh như:
Do có nhiều công dụng đối với sức khỏe nên atiso xanh khá phổ biến đối với người dân nước ta. Nhiều sản phẩm dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe từ atiso xanh cũng từ đó ra đời để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Cao ống Actisô Ladophar là sản phẩm được chế biến từ atiso xanh tự nhiên, nguyên chất, rất tiện dụng để chăm sóc sức khỏe. Atiso trong sản phẩm được trồng tại vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO và GlobalGAP tại Lâm Đồng. Sinh trưởng trong điều kiện thiên nhiên và thổ nhưỡng phù hợp, kết hợp với phương pháp chăm sóc hữu cơ, atiso mang đến nhiều dưỡng chất và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cao ống Actisô Ladophar giúp người dùng tăng cường chức năng gan, giải độc gan, thanh lọc cơ thể, tăng tiết dịch mật và giúp lợi tiểu. Đối với những người bận rộn, không có thời gian để sơ chế và chế biến atiso thì đây là sản phẩm rất phù hợp và tiện dụng, có thể mang đi mọi nơi và dùng để tăng cường sức khỏe.
Công dụng của atiso đỏ
Hoa Hibiscus (hay atiso đỏ) là loại thảo mộc chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và dược tính có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, Hibiscus được khuyến khích sử dụng nhiều để bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
Một số công dụng nổi bật của atiso đỏ là:
Atiso xanh có mùa vụ chính rơi vào khoảng tháng 4 - 5 hằng năm. Mùa phụ vào tháng 6, tháng 7. Lúc này, bạn có thể dễ dàng mua hoa tươi để chế biến thành món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình.
Atiso đỏ có mùa vụ chính rơi vào khoảng tháng 11. Với một số vùng canh tác sớm thì sẽ thu hoặc vào khoảng tháng 8.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn phân biệt được atiso xanh và atiso đỏ khác nhau như thế nào. Tuy có khác nhau về hình thức và công dụng nhưng đây đều là hai loại thảo dược có ích cho sức khỏe. Thường xuyên sử dụng atiso xanh và atiso đỏ để nâng cao sức khỏe bạn nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.