Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
AVN (Avascular necrosis – hoại tử chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi) là bệnh lý gặp nhiều hơn ở nam giới, đặc biệt là người ở độ tuổi trung niên. Nếu căn bệnh này không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất đi khả năng sử dụng đôi chân. Vậy thì AVN là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
AVN (Hoại tử chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi) nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật. Việc phát hiện sớm bệnh và can thiệp kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe đôi chân. Để hiểu rõ hơn AVN là gì, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị căn bệnh này, hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây.
AVN (Avascular necrosis – Hoại tử chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi, hay hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi) là tình trạng gián đoạn lưu thông máu đến xương, dẫn đến mô xương bị chết. Khi nguồn cung cấp máu bị gián đoạn, các khoảng trống trong xương hình thành, khiến sụn và xương dần bị phá hủy. Lâu dần, tình trạng này sẽ gây ra gãy xương dưới sụn, xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa chức năng khớp háng và cuối cùng dẫn đến tàn tật.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi (AVN), về cơ bản có thể phân ra thành 3 nhóm nguyên chính bao gồm:
Các chấn thương như trật khớp, gãy cổ xương đùi, hoặc gãy vỡ ổ khớp có thể làm đứt các động mạch cung cấp máu cho xương, dẫn đến hoại tử xương. Nếu không được điều trị kịp thời, hoại tử chỏm xương đùi (AVN) thường xuất hiện khoảng 2 năm sau chấn thương.
Một số bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh Legg – Perthes – Calve, bệnh Caisson cũng có thể gây hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (AVN) do làm tắc nghẽn lưu thông mạch máu. Ngoài ra, việc lạm dụng corticoid hay làm dụng rượu bia làm xuất hiện sự chèn ép các mao mạch trong ống xương cũng là một nguyên do của bệnh AVN.
Có khoảng 25% bệnh nhân bị AVN tự phát mà không xác định được căn nguyên của bệnh.
Từ nhóm nguyên nhân, người ta xác định được một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc hoại tử chỏm xương đùi bao gồm:
Tiến triển của bệnh hoại tử chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi (AVN) có thể được chia làm 2 giai đoạn, bao gồm:
Giai đoạn sớm: Hầu hết người bệnh sẽ không thấy có cảm giác đau ở vùng khớp háng hoặc cảm nhận cảm giác đau không rõ ràng. Vận động khớp háng của bệnh nhân vẫn bình thường.
Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu cảm nhận được cơn đau ở vùng khớp háng, vùng hông, mông hoặc dưới gối. Ban đầu, cảm giác đau chỉ xuất hiện khi dồn lực lên chân bị ảnh hưởng, sau đó đau trở nên thường xuyên, cường độ đau cũng tăng dần, kéo dài dai dẳng và đau dữ dội hơn khi đi lại hoặc đứng lâu. Khi bệnh tiến triển nặng, cấu trúc xương và sụn khớp bị sụp đổ, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và không thể vận động khớp háng.
Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn cuối của hoại tử chỏm xương đùi (AVN), bệnh nhân đã bị thoái hóa khớp thứ phát không đáp ứng với thuốc, đầu xương đùi bị lún sụp và dẫn đến tàn tật. Do đó, việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa (thay khớp háng) sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tàn tật cho người bệnh.
Mục tiêu điều trị hoại tử chỏm xương đùi (AVN) là phục hồi chức năng khớp háng, giảm đau và ngăn chặn sự phá hủy xương. Việc lựa chọn phương pháp điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi sẽ được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như: Giai đoạn tiến triển của bệnh, số lượng và vị trí xương bị tổn thương, căn nguyên gây bệnh, tuổi tác của người bệnh... Các phương pháp điều trị bao gồm:
Điều trị bảo tồn được áp dụng cho những trường hợp chưa xảy ra tình trạng sụp đổ chỏm xương đùi, bao gồm 2 hướng điều trị:
Điều trị nội khoa
Áp dụng cho các trường hợp chưa có triệu chứng lâm sàng và tổn thương xương không quá 15% hoặc ở những bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật. Các bước điều trị nội khoa bao gồm: Giảm áp lực lên chỏm xương đùi bằng cách sử dụng nạng, loại bỏ các yếu tố nguy cơ (không uống rượu bia, không sử dụng các chất kích thích, thay đổi thuốc nếu đang dùng steroid,...), sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, tập vật lý trị liệu và điều trị các bệnh lý nền của bệnh nhân, khám và điều trị các bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, bệnh nội tiết...
Phẫu thuật bảo tồn khớp háng
Được chỉ định nếu điều trị nội khoa không làm giảm triệu chứng và tổn thương vẫn tiến triển. Mục đích là bảo vệ chỏm xương đùi và ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp háng.
Phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định cho những trường hợp chỏm xương đùi đã bị sụp đổ và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Hai lựa chọn trong phẫu thuật thay khớp háng ở bệnh nhân AVN gồm:
Hoại tử chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi (AVN) là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng hoạt động của đôi chân. Với những thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn AVN là gì. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế rượu bia và thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể tầm soát bệnh lý này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.