Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạt nêm là một loại gia vị quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Với sự kết hợp của nhiều loại gia bị khác nhau, hạt nêm giúp hương vị của món ăn hài hòa và thơm ngon hơn. Nhưng liệu bà bầu có nên ăn hạt nêm? Trong bài viết sau đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời nhé!
Để tạo hương vị đậm đà cho các món ăn, nhiều bà nội trợ thường có thói quen dùng nêm nếm bằng hạt nêm hoặc mì chính (bột ngọt). Tuy nhiên, có nhiều lời đồn đoán về tác dụng phụ của những loại gia vị này mà nhiều người thắc mắc rằng liệu bà bầu có nên ăn hạt nêm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hạt nêm là một loại gia vị có thành phần chính là muối và bột ngọt, chất điều vị 621 và hai chất điều vị 627, 631. Bên cạnh đó, trong thành phần hạt nêm cũng có thể chứa có thành phần bột thịt, bột xương hầm,...
Trong đó cả ba chất điều vị 621, 627 và 631 đều nằm trong danh mục các chất phụ gia an toàn được phép sử dụng trong thực phẩm.
Tuy nhiên, vì nhiều lời quảng cáo “có cánh" mà nhiều người cho rằng bột nêm có thể thay thế các loại chất dinh dưỡng khác từ thịt, cá rau củ. Từ đó dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Nhiều người băn khoăn liệu rằng bà bầu ăn hạt nêm được không. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, tốt nhất nên hạn chế cho hạt nêm hoặc mì chính vào các món ăn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nguyên nhân bởi không phải các loại gia vị này độc hại mà chủ yếu liên quan đến việc lạm dụng hạt nêm giúp món ăn ngon miệng hơn từ đó không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thịt, cá, rau củ,... cho những đối tượng này.
Nếu chỉ cho một lượng vừa đủ vào các món ăn thì loại gia vị này sẽ giúp tăng khẩu vị cho các bà bầu, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, dùng nhiều quá ngược lại sẽ phản tác dụng và mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Khi lạm dụng quá nhiều hạt nêm hay mì chính trong các món ăn cho bà bầu, không chỉ gây thiếu dinh dưỡng mà còn có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như:
Sử dụng quá nhiều mì chính cho phụ nữ mang thai có thể làm gián đoạn việc cung cấp thức ăn cho bé. Từ đó làm nhau thai bị tổn thương và tăng nguy cơ tiếp xúc với glutamate tự do, các loại vi khuẩn gây bệnh. Các tác nhân này có thể đi vào não và gây lú lẫn.
Chứng đau nửa đầu có thể xảy ra ở những người ăn quá nhiều bột ngọt. Điều này cũng ảnh hưởng đến thị lực và bà bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh.
Vì tác động kích thích đến tế bào não, tăng nhạy cảm với âm thanh ánh sáng mà bột ngọt cũng có thể gây mất ngủ. Ăn quá nhiều bột ngọt sẽ khiến bà bầu luôn tỉnh táo về ban đêm và mệt mỏi vì thiếu ngủ.
Bột ngọt hay hạt nêm có thể dẫn đến rối loạn các chất dẫn truyền dây thần kinh. Từ đó khiến chúng bị kích thích quá mức.
Hạt nêm chứa nhiều bột ngọt sẽ gồm có các hợp chất chứa natri và axit glutamic. Vì vậy, khi dùng quá nhiều hạt nêm có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm khác trong thai kỳ.
Nếu bạn từng có dấu hiệu dị ứng với bột ngọt thì tốt nhất nên tránh xa cả bột ngọt và hạt nêm trong thai kỳ. Không chỉ gây các triệu chứng khó chịu mà chúng còn trở nên trầm trọng hơn khi bạn mang thai. Một số biểu hiện của dị ứng bao gồm ngứa ran, đau đầu, đổ mồ hôi, nôn và buồn nôn, đau thắt ngực,...
Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu liên quan đến chứng rối loạn tiêu hoá, trong đó có ợ nóng. Đặc biệt nếu sử dụng bột ngọt hay hạt nêm trong thai kỳ quá nhiều, hệ tiêu hoá của bạn phải làm việc tích cực hơn. Vì vậy, dễ bị ợ nóng hơn.
Ngoài ra, lạm dụng bột ngọt hay hạt nêm khi nêm nếm món ăn cho bà bầu cũng làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khoẻ như tê bì chân tay hay các vấn đề về tuyến giáp,...
Dù là trong thời kỳ mang thai hay trong đời sống sinh hoạt gia đình, bạn cũng nên dùng hạt nêm và bột ngọt trong chế độ ăn uống ở một lượng vừa phải. Đặc biệt cần lưu ý một số vấn đề sau:
Những loại nước ép trái cây cô đặc tại nhà cũng có thể dùng tạo độ ngọt thanh cho món ăn mà không cần đến hạt nêm. Bạn có thể dùng táo, lê, một ít đường phèn, cam thảo và gừng hầm với lửa nhỏ trong 8 tiếng rồi để nguội lọc lấy nước trong nấu canh hoặc ướp thịt.
Tóm lại, bà bầu có nên ăn hạt nêm không? Câu trả lời là có thể dùng hạt nêm nhưng nên hạn chế. Nếu ăn quá nhiều hạt nêm, các mẹ bầu có thể đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Đặc biệt nếu dị ứng với bột ngọt, các chị em phụ nữ tuyệt đối không nên ăn hạt nêm và bột ngọt trong thai kỳ. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất hãy tham khảo bác sĩ của bạn về chế độ ăn uống và chế biến thức ăn trong thai kỳ nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.