Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bà bầu ăn rươi có tốt không? Những điều cần lưu ý khi ăn rươi

Ngày 12/08/2023
Kích thước chữ

Rươi là một trong những đặc sản của miền Bắc, đây không những là món ăn lạ, ngon mà còn rất bổ dưỡng. Nhiều mẹ bầu lựa chọn ăn rươi vì cho rằng chúng giàu dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm. Tuy nhiên bà bầu ăn rươi có tốt không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm lời giải đáp nhé!

Rươi là món ăn khá hiếm vì nó chỉ xuất hiện theo mùa. Thông thường, rươi được chế biến thành các món như chả rươi, rươi rang muối, mắm rươi, nem rươi,... Tuy nhiên, bà bầu ăn rươi có tốt không vẫn còn là thắc mắc của đại đa số chúng ta. Cùng bài viết dưới đây phân tích kĩ hơn nhé.

Một số dinh dưỡng có trong con rươi

Con rươi hay còn được gọi là rồng đất, là loài nhuyễn thể sinh sống tại vùng nước lợ hoặc nước mặn, thuộc họ Rươi ngành Giun đốt. Con rươi có hình dạng khá giống giun đất nhưng dẹp hơn, dài khoảng từ 6 - 7cm, rộng từ 5 - 6mm đầu có 1 thùy nhỏ trước miệng, phía trên miệng có 2 mắt đen.

Rươi được biết đến là một loại đặc sản theo mùa, có giá trị dinh dưỡng cao và thậm chí là cao hơn cả giá trị dinh dưỡng của thịt bê nếu tính một lượng bằng nhau. Theo thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rươi có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Nước: 81,9g;
  • Lượng calo: 92;
  • Protid: 12,4g;
  • Lipid: 4,4;
  • Sắt: 1,8mg;
  • Phốt pho: 57mg;
  • Canxi: 66mg.
giai-dap-thac-mac-ba-bau-an-ruoi-co-tot-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an-ruoi 1.png
Con rươi hay còn được gọi là rồng đất, thuộc họ Rươi ngành Giun đốt

Một số lợi ích của rươi đối với sức khỏe

Ăn rươi có tốt không? Nhờ vào hàm lượng giá trị dinh dưỡng nêu trên, rươi mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng như:

  • Điều trị huyết hư: Rươi có mùi thơm, vị the, đắng, tính ấm nên trong Đông y thường sử dụng rươi để điều trị huyết hư, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
  • Cung cấp khoáng chất: Với hàm lượng gồm sắt, kẽm, phốt pho, canxi, kali trong cơ thể, rươi cung cấp lượng khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đây là những loại khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể con người.
  • Kích thích tạo mô tế bào, bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng: Trong rươi có chứa nguồn lipid và protid dồi dào, đây là 2 chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cấu tạo các mô tế bào. Lipid và protid giúp tạo cấu trúc màng tế bào và được dự trữ trong các mô, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, rươi còn chứa nhiều đạm, chất béo và chất xơ giúp hỗ trợ nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hỗ trợ ổn định huyết áp, điều trị bệnh tim mạch: Rươi chứa hàm lượng chất xơ cùng khoáng chất như kali, canxi, magie phong phú có chức năng hỗ trợ ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Trị các bệnh về xương khớp: Trong Đông y thường sử dụng rươi làm phương thuốc để điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ giúp người bệnh phục hồi các triệu chứng về xương khớp.
giai-dap-thac-mac-ba-bau-an-ruoi-co-tot-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an-ruoi 2.jpg
Rươi chứa hàm lượng chất xơ cùng khoáng chất hỗ trợ ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch

Bà bầu ăn rươi có tốt không?

Mặc dù rươi là món ăn ngon, mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể ăn rươi. Bà bầu ăn rươi có tốt không là câu hỏi của hầu hết chúng ta.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bà bầu có thể ăn được rươi. Tuy nhiên, dù rươi nhiều đạm nhưng tác hại của nguồn thực phẩm này nhiều hơn lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:

  • Nhiễm độc từ rươi: Rươi là sinh vật sống trong môi trường bùn cát, đáy nước vì vậy chúng dễ nhiễm độc từ môi trường sống. Mặt khác, loài nhuyễn thể cũng là vật trung gian truyền các vi khuẩn gây bệnh như: E.coli, tiêu chảy, đường ruột,... nếu như chúng ta sơ chế không đúng cách. Bên cạnh đó, nếu sử dụng rươi chế biến món ăn, chúng ta nên loại bỏ những con rươi đã chết vì chúng dễ sinh ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Gây tình trạng đầy bụng khó tiêu: Rươi là loài sinh vật giàu chất đạm nên bà bầu không nên ăn nhiều rươi vì sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, sình bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì vậy sẽ không tốt cho thai nhi trong bụng mẹ.
  • Dễ gây dị ứng: Vì lượng đạm trong rươi có nhiều chất khác so với đạm trong thịt bò hay thịt heo vì vậy dễ gây dị ứng. Nhiều trường hợp bà bầu sau khi ăn rươi bị phát ban, nôn ói, đau đầu, tiêu chảy,... cùng với một số phản ứng bất thường khác.
giai-dap-thac-mac-ba-bau-an-ruoi-co-tot-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an-ruoi 3.png
Đa số mọi người thường thắc mắc rằng bà bầu ăn rươi có tốt không

Có thể thấy, rươi là thực phẩm giàu đạm nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu. Chính vì vậy, bà bầu trong suốt quá trình thai kỳ của mình không nên ăn rươi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ lẫn thai nhi.

Những điều cần lưu ý khi ăn rươi

Qua những phân tích nêu trên, ắt hẳn chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn rươi có tốt không. Bên cạnh bà bầu không nên ăn rươi, những đối tượng sau đây cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này, bao gồm:

  • Trẻ em;
  • Người mắc bệnh hen suyễn;
  • Người có tiền sử dễ bị dị ứng với hải sản hoặc có cơ địa dễ dị ứng;
  • Người đã từng bị ngộ độc rươi.

Trên đây là toàn bộ thông tin Nhà thuốc Long Châu gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn rươi có tốt không và những điều cần lưu ý khi ăn rươi. Mặc dù rươi là món ăn đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên chúng dễ gây nên tình trạng dị ứng, rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng rươi để không ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là đối với các mẹ bầu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm