Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp và cách phòng ngừa

Ngày 26/05/2023
Kích thước chữ

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều giờ liền và ít vận động. Thói quen xấu này sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Dưới đây là một số thông tin về bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp cũng như cách phòng ngừa để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình.

Bệnh xương khớp là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà dân văn phòng hay gặp phải. Lối sống ít vận động khiến không ít dân văn phòng đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Bài viết này sẽ giới thiệu về nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân bệnh xương khớp dân văn phòng

Có nhiều nguyên nhân góp phần dẫn bệnh xương khớp ở dân văn phòng. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp:

Thói quen ít vận động

Ngồi lâu trong văn phòng và không có hoạt động thể chất đều đặn sẽ dễ dẫn đến suy giảm cơ bắp và mất tính linh hoạt của các khớp. Từ đó dẫn đến các bệnh lý về xương khớp.

Tư thế ngồi làm việc không đúng

Ngồi sai tư thế, đặc biệt là ngồi cong lưng hoặc không đủ hỗ trợ lưng, có thể gây căng cơ và áp lực không cần thiết lên các khớp.

Gặp căng thẳng và áp lực công việc

Áp lực công việc và căng thẳng tâm lý có thể góp phần vào sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Stress cũng là một trong những tác nhân làm tăng cường phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của các khớp.

Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể gây ra suy giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp và cách phòng ngừa 1
Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp

Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp

Dân văn phòng sẽ dễ bị một số bệnh lý xương khớp phổ biến mà người lao động có thể gặp phải. Chẳng hạn như:

Bệnh thoái hóa khớp

Đây là một trong những bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp. Thoái hóa khớp là quá trình mòn và giảm chất lượng của sụn khớp, dẫn đến đau nhức, cứng khớp và giảm khả năng di chuyển. Các khớp chịu áp lực như khớp gối, khớp cổ tay và khớp cổ chân thường bị ảnh hưởng.

Hội chứng cổ tay do làm việc lâu giờ trên máy tính

Đối với những người làm việc văn phòng, việc sử dụng máy tính và bàn phím trong thời gian dài có thể gây ra hội chứng cổ tay. Triệu chứng bao gồm đau, sưng và cảm giác ngứa trong khu vực cổ tay và tay.

Bệnh loãng xương

Một số người làm việc văn phòng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Việc ngồi lâu và thiếu hoạt động vận động có thể gây giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp, gây ảnh hưởng đến cơ bắp và xương khớp. Bệnh xảy ra khi đĩa đệm bị mòn hoặc rách, khiến phần bao xơ bên ngoài mất tính đàn hồi và cho phép nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Những phần nhân nhầy này có thể chèn ép lên rễ dây thần kinh thông qua các lỗ liên hợp trên đốt sống, gây ra những cơn đau kéo dài ở cổ, vai gáy và thắt lưng.

Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp và cách phòng ngừa 2
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp

Ở giai đoạn ban đầu, người bị thoát vị đĩa đệm có thể trải qua những cơn đau và cảm giác tê bì ở chân tay, gây khó chịu lớn. Với sự tiến triển của bệnh, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh đối mặt với sự teo hoặc yếu cơ, hội chứng chùm đuôi ngựa (khi dây thần kinh chèn ép làm tổn thương nhiều rễ dây thần kinh), sự mất kiểm soát về đại tiểu tiện, cảm giác tê liệt và thậm chí có nguy cơ bị tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong các khớp, gây đau, sưng và cứng khớp. Các khớp bị ảnh hưởng có thể là khớp ngón tay, khớp cổ chân và khớp gối. Các yếu tố góp phần bao gồm căng thẳng công việc và áp lực tâm lý.

Cách phòng tránh bệnh xương khớp dân văn phòng

Để giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp, bạn có thể tham khảo các biện pháp phòng tránh sau:

Vận động đều đặn

Hãy tìm thời gian để tập thể dục hàng ngày, bao gồm các bài tập giãn cơ và tăng cường cường độ như đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc bơi lội. Điều này giúp duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của các khớp.

Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc

Hãy đảm bảo bạn ngồi với tư thế đúng và hỗ trợ lưng đầy đủ. Sử dụng ghế có đệm êm ái và có tựa lưng để giảm căng thẳng lên cột sống và các khớp.

Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ trong văn phòng để tạo môi trường làm việc thoải mái. Sử dụng bàn làm việc và ghế chất lượng tốt, đảm bảo chúng hỗ trợ tư thế ngồi đúng và giảm áp lực lên khớp.

Chăm sóc sức khỏe

Để duy trì sức khỏe của xương và khớp, hãy đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng. Bao gồm thực phẩm giàu canxi như sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, hạt chia và rau xanh lá... Hạn chế tiêu thụ thức ăn có chứa nhiều chất béo và đường.

Nghỉ ngơi và giãn cơ đều đặn: Khi làm việc trong thời gian dài, hãy tìm cách nghỉ ngơi và giãn cơ đều đặn. Đứng dậy và đi dạo trong văn phòng, thực hiện các bài tập giãn cơ đơn giản như xoay cổ, cổ tay và vai.

Thực hiện bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bắp

Bạn có thể tham gia các lớp yoga, Pilates hoặc bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bắp để duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của xương và khớp.

Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp và cách phòng ngừa 3
Thực hiện bài tập giãn cơ để giúp duy trì sự linh hoạt của xương khớp

Kiểm tra định kỳ và tư vấn y tế

Khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng không bình thường như đau, sưng hoặc cảm giác cứng khớp. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về vấn đề bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và có các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe xương khớp tốt nhất nhé!

Tham khảo: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin