Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bà bầu uống thuốc chữ P được không?

Ngày 06/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe của bà bầu luôn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Một số bệnh lý dạ dày và hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, gây ra các triệu chứng không thoải mái. Điều này dẫn đến câu hỏi liệu thuốc chữ P bà bầu uống được không?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc "Bà bầu uống thuốc chữ P được không?" trong thời kỳ mang thai, những điều cần lưu ý và lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Bằng cách hiểu rõ về tác động và an toàn của thuốc trong giai đoạn quan trọng này, bà bầu có thể đưa ra quyết định một cách tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Thuốc dạ dày chữ P hoạt động như thế nào?

Bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng xảy ra khi mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ của niêm mạc (thiếu lớp màng nhầy, tổn thương, bào mòn) và yếu tố tấn công (tăng tiết axit dịch vị, vi khuẩn HP...), gây tổn thương cho niêm mạc và các lớp bên dưới của dạ dày - ruột.

Sự thừa axit dịch vị cũng có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dịch từ dạ dày lên phần thực quản thường xuyên tái diễn. Điều này dần dần gây tổn thương niêm mạc tại các cơ quan trên và dẫn đến những triệu chứng như ợ nóng hoặc cảm giác bỏng rát ở vùng ngực của bệnh nhân.

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) với thành phần hoạt chất là Nhôm phosphat dạng keo (colloidal aluminium phosphat), hoạt động bằng cách sau khi được uống, muối nhôm phosphat (có tính kiềm) phản ứng trung hoà với axit dạ dày. Điều này giúp điều chỉnh lại pH của dịch dạ dày làm dịu nhẹ các triệu chứng đau đớn và không thoải mái tại các vị trí bị tổn thương niêm mạc trên hệ tiêu hoá.

Bà bầu uống thuốc chữ P được không? 1
Thuốc dạ dày chữ P giúp trung hoà axit dạ dày

Bà bầu uống thuốc chữ P được không?

Trong thời kì mang thai, phụ nữ trải qua sự biến đổi về nội tiết tố và sinh lý, điều này thường tạo ra sự không thoải mái và thường xuyên gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, đau vùng thượng vị và trào ngược dạ dày. Vì thế, việc sử dụng thuốc chữ P cũng là một trong những lựa chọn để chữa trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, phụ nữ có bầu uống thuốc chữ P được không?

Thuốc Phosphalugel có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai nếu được áp dụng với liều lượng thích hợp, bởi vì loại thuốc này tác động tại chỗ và có độ an toàn cao. Thuốc này mang lại hiệu quả trong việc làm dịu cảm giác bỏng rát, đau và khó chịu tại vùng dạ dày và thực quản do tác động của axit. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và chỉ định liều lượng phù hợp.

Bà bầu sử dụng thuốc chữ P như thế nào?

Thuốc chữ P có dạng hỗn dịch và được dùng bằng cách uống trực tiếp. Trong trường hợp phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc dạ dày chữ P cần tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn. Thông thường, bạn có thể dùng thuốc cùng với thức ăn để tránh tác động kích ứng đối với niêm mạc dạ dày.

Bà bầu uống thuốc chữ P được không? 2
Thuốc chữ P có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai

Liều lượng và thời điểm dùng thuốc chữ P

Liều lượng của thuốc dành cho phụ nữ mang thai sẽ được điều chỉnh dựa trên tình trạng bệnh cụ thể. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, bà bầu nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng thông thường của thuốc là tối đa 6 gói mỗi ngày, mỗi lần uống 1 - 2 gói. Thời điểm sử dụng thuốc chữ P sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh lý cụ thể:

  • Đối với bệnh nhân mắc khó tiêu hoặc viêm dạ dày: Uống thuốc Phosphalugel trước mỗi bữa ăn.
  • Đối với bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày - tá tràng: Nên sử dụng Phosphalugel trước bữa ăn từ 1 - 2 giờ.
  • Đối với người mắc bệnh đường ruột: Uống thuốc tốt nhất vào buổi sáng khi đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày - thực quản, viêm thực quản hoặc thoát khe vị thực quản: Nên sử dụng thuốc sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày chữ P

Thuốc chữ P chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Thuốc Phosphalugel không được sử dụng trong trường hợp người có mẫn cảm với nhôm phosphat hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc trong trường hợp người bị bệnh thận nặng.

Bà bầu uống thuốc chữ P được không? 3
Thuốc chữ P không được sử dụng cho người bị bệnh thận nặng

Thuốc dạ dày chữ P khi sử dụng cần lưu ý những gì?

Đối với phụ nữ mang thai, cần tuân lưu ý các điểm sau khi sử dụng thuốc chữ P:

  • Chỉ sử dụng khi được hướng dẫn và có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
  • Không sử dụng thuốc quá 7 ngày.
  • Tránh dùng cùng lúc với các loại thuốc khác có thể tương tác với thành phần của Phosphalugel.
  • Không sử dụng khi có triệu chứng nôn mửa hoặc sốt khi đau dạ dày.
  • Không sử dụng nếu có vấn đề về sự dung nạp của Fructose.
  • Khi sử dụng thuốc cho trẻ em, bạn cần đề cao sự cẩn trọng. Hãy đảm bảo rằng trẻ sử dụng đúng liều lượng đã được chỉ định và thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc dạ dày chữ P

Thuốc chữ P có thể gây ra tình trạng táo bón ở người cao tuổi hoặc những người ít vận động. Để giảm các tác dụng phụ này có thể điều chỉnh chế độ ăn uống bằng việc tăng cường rau xanh và nước uống.

Bà bầu uống thuốc chữ P được không? 4
Táo bón có thể xảy ra khi sử dụng thuốc chữ P

Khi quên liều hoặc quá liều thuốc chữ P thì phải làm sao?

Nếu quên liều trong khoảng 1 - 2 giờ, bạn có thể uống ngay khi nhớ. Nếu gần đến lúc uống liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đã quên, không nên uống gấp đôi liều. Trong trường hợp quá liều, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi "Bà bầu uống thuốc chữ P được không?". Mặc dù thuốc chữ P có thể sử dụng cho phụ nữ đang mang thai tuy nhiên cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho cả bà bầu và thai nhi trong giai đoạn nhạy cảm này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm