Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Listeria monocytogenes có thể tồn tại trong một số thực phẩm trong thời gian dài. Làm sao phòng ngừa và điều trị nếu nhiễm phải vi khuẩn này? Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra các thông tin và cách phòng tránh vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Listeria monocytogenes có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên và một số thực phẩm trong thời gian dài. Do đó, nếu không đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Việc hiểu rõ về chủng vi khuẩn này, nhằm mục đích giúp bạn nâng cao nhận thức phòng ngừa ngộ độc.
Listeria monocytogenes (nguyên nhân gây bệnh Listeriosis) là một vi khuẩn phổ biến và phân bố rộng rãi trong môi trường tự nhiên, bao gồm đất đai, nước và cả thực vật. Vi khuẩn này có khả năng lây lan và gây nhiễm trùng đặc biệt đối với nhóm người như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người có lịch sử lạm dụng rượu và bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Bệnh Listeriosis có thể biểu hiện từ những triệu chứng nhẹ đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng máu với tổn thương đa cơ quan và thậm chí có thể gây tử vong.
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và xác định vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm như dịch cơ thể, dịch não tủy, phân,... Listeriosis có thể điều trị hoàn toàn nếu được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Vi khuẩn Listeria monocytogenes cũng khá nhạy cảm với kháng sinh. Các biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm cải thiện an toàn thực phẩm, tăng cường kiến thức và nhận thức, đồng thời tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị sớm. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa cụ thể đối với bệnh Listeriosis.
Listeria monocytogenes là một vi khuẩn Gram dương, có khả năng kháng acid, di động và chuyển hóa hiếu/kỵ khí cực kỳ linh hoạt.
Vi khuẩn này sản xuất nội độc tố gây tổn thương tế bào, nhưng không phát ra ngoại độc tố. Trong môi trường tự nhiên, Listeria monocytogenes phổ biến trong nhiều loại môi trường như đất, nước, phân và cũng có thể được tìm thấy trong động vật hoặc thực phẩm thải.
Đặc biệt, vi khuẩn này có thể phát triển ở nhiều nhiệt độ khác nhau từ 1 - 45°C, với mức độ pH từ 6 - 8. Do đó, Listeria monocytogenes có khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên trong thời gian dài và có thể xuất hiện trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm và dẫn đến nhiễm trùng xâm lấn.
Listeria monocytogenes có thể gây ra hai dạng triệu chứng chính:
Viêm màng não là một trong những biến chứng phổ biến của Listeria monocytogenes, thường gặp ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già và người nghiện rượu. Triệu chứng thường bao gồm đau đầu, thay đổi tâm trạng, nôn mửa, táo bón (ở người lớn) và có thể dẫn đến tình trạng mất ý thức.
Vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể xâm nhập qua thức ăn, nước uống hoặc các sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm. Thịt nguội, các sản phẩm từ thịt (như xúc xích), phô mai và các sản phẩm cá xông khói thường là nguồn lây nhiễm chính.
Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc xâm nhập vào máu gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp của người khỏe mạnh, vi khuẩn có thể không gây bệnh nếu lượng vi khuẩn trong thực phẩm không cao, nhưng đối với những người có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu, nhiễm trùng có khả năng cao sẽ xảy ra.
Ngoài lây truyền phổ biến qua đường tiêu hóa, người mẹ cũng có thể truyền vi khuẩn cho thai nhi trong quá trình sinh đẻ hoặc trước khi sinh hay còn gọi là lây truyền qua đường nhau thai.
Chẩn đoán bệnh Listeria monocytogenes dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ. Dưới đây là những phương pháp thường được chỉ định để chẩn đoán nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes:
Các biện pháp điều trị Listeria monocytogenes bao gồm sử dụng kháng sinh và điều trị hỗ trợ.
Điều trị ở bệnh nhân không mang thai có thể chỉ định kháng sinh phụ thuộc vào nhiễm trùng xâm lấn hay không xâm lấn. Cụ thể như sau:
Trong trường hợp nhiễm trùng khu trú, việc điều trị được cá nhân hóa dựa trên kinh nghiệm. Thông thường, amoxicillin được chỉ định với liều lượng 500mg, uống 3 lần mỗi ngày.
Đối với những trường hợp nhiễm trùng xâm lấn như nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, bác sĩ sẽ sử dụng một số kháng sinh như ampicillin, penicillin hoặc meropenem.
Thời gian điều trị đối với phụ nữ cho mang và cho con bú thường giống như trong các trường hợp không mang thai. Việc sử dụng gentamicin trong trường hợp này không được khuyến cáo do nguy cơ độc tính. Còn TMP –SMX thì không nên sử dụng trong thai kỳ.
Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau và đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé trong suốt quá trình điều trị.
Hiện tại, vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh cho Listeria monocytogenes. Tuy nhiên, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu như:
Đối với nhóm người có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi và người nghiện rượu, cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh khi ăn uống.
Hãy đảm bảo thực phẩm được chế biến đúng cách, tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín và sử dụng nguồn nước sạch. Mặt khác, cần đọc kỹ hạn sử dụng và cách bảo quản thực phẩm, hạn chế sử dụng các sản phẩm thịt nguội, pate, thịt xông khói và sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh và tăng cường sức khỏe cũng rất quan trọng.
Nhà thuốc Long Châu tin rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vi khuẩn Listeria monocytogenes và nguy cơ gây bệnh của nó. Biến chứng của bệnh Listeria là rất nguy hiểm. Vì vậy, nên chủ động phòng tránh bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.