Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kính áp tròng hay còn gọi là lens, là vật dụng hỗ trợ đắc lực cho những người bị tật về khúc xạ. Vậy bao nhiêu tuổi được đeo lens? Cần lưu ý gì khi cho trẻ sử dụng kính áp tròng? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây trong bài viết của Nhà thuốc Long Châu.
Ngày nay, giới trẻ vô cùng ưa chuộng kính áp tròng (lens) không chỉ bởi khả năng khắc phục các tật về khúc xạ, mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cho người dùng. Nó có thể tạo ra đôi mắt to tròn, thậm chí là đổi màu mắt vô cùng bắt mắt. Lens được đánh giá là rất an toàn. Tuy nhiên, Nhà thuốc Long Châu khuyến cáo bạn nên nắm được “Bao nhiêu tuổi được đeo lens?” trước khi sử dụng sản phẩm này.
Nhiều cha mẹ không khỏi phân vân khi con trẻ có mong muốn được đeo lens. Cũng bởi nhiều bậc phụ huynh không biết liệu bao nhiêu tuổi được đeo lens. Thực chất, các bác sĩ không hề quy định về độ tuổi tối thiểu mà trẻ được sử dụng vật dụng này. Vì vậy, việc trẻ có được đeo lens hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Tuy vậy, các bác sĩ nhãn khoa vẫn cho rằng, độ tuổi thích hợp nhất để trẻ bắt đầu sử dụng kính áp tròng là từ 10 - 13 tuổi.
Ngày nay, chiếc kính áp tròng đã trở nên vô cùng phổ biến. Điều này là bởi contact lens mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe thị lực của trẻ nhỏ. Cụ thể:
Trong giai đoạn đôi mắt của trẻ em đang phát triển, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp Ortho-k có thể làm giảm độ cận. Với phương pháp này, kính áp tròng Orthokeratology sẽ định hình lại giác mạc một cách tạm thời vào ban đêm.
Trên thực tế, trong độ tuổi từ 8 - 12 tuổi, trẻ đã có thể sử dụng kính áp tròng để cải thiện độ cận. Tuy nhiên, trẻ em bị hội chứng khô mắt hoặc ở độ tuổi lớn hơn không được khuyến khích sử dụng phương pháp này. Do đó, bạn nên thăm khám kỹ càng để có được lời khuyên tốt nhất cho con bạn nhé.
Hoạt động thể chất là thú vui của bất cứ trẻ em nào. Việc cho trẻ bị cận sử dụng contact lens sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn khi vui chơi ngoài trời. Hơn nữa, nó vẫn đảm bảo nâng cao tầm nhìn cho trẻ để trẻ dễ nhìn và nhận biết sự vật hơn.
Contact lens không chỉ có khả năng cải thiện tầm nhìn cho trẻ, mà còn giúp trẻ có thêm sự tự tin và thoải mái hơn với diện mạo của bản thân. Từ đó, hiệu suất học tập của trẻ cũng được cải thiện một cách đáng kể.
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng bạn không thể phủ nhận được những tác hại mà sản phẩm này mang lại. Đó có thể là: Mắt khô, mờ mắt, mất thị giác,...
Tình trạn nhiễm trùng mắt có liên quan trực tiếp đến kính áp tròng. Điều này là do kính áp tròng không được vệ sinh cẩn thận trước khi đưa vào mắt. Từ đó, vi trùng ở mắt kính sẽ xâm nhập vào mắt, gây nhiễm trùng ở khu vực nhãn cầu.
Người bị nhiễm trùng mắt có thể gây sưng tấy giác mạc. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực một cách đáng kể.
Oxy ở mắt đa phần được cung cấp từ không khí trực tiếp đi qua lớp giác mạc. Trong khi đó, đeo kính áp tròng lại ngăn cản mắt tiếp nhận lượng oxy cần thiết. Nếu đeo kính áp tròng quá lâu, mắt sẽ bị thiếu oxy. Lúc này, giác mạc sẽ có xu hướng sưng phồng lên, khiến cho tầm nhìn bị nhòe. Đây chính là hệ lụy quen thuộc nhất ở những người có thói quen sử dụng kính áp tròng quá 8 tiếng/ngày và quên tháo lens khi đi ngủ.
Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian mắc bệnh, đôi mắt của bạn có nguy cơ cao bị viêm kết mạc nhú gai khổng lồ. Đây là một phản ứng dị ứng khi hệ miễn dịch nhầm lẫn áp tròng với các tác nhân gây hại cho cơ thể.
Bên cạnh việc nắm được thông tin: “Bao nhiêu tuổi được đeo lens?”, bạn cũng nên nhắc trẻ về những lưu ý quan trọng sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có lời giải cho thắc mắc: “Bao nhiêu tuổi được đeo lens?”. Cha mẹ hãy hỗ trợ trẻ trong quá trình sử dụng kính áp tròng để đảm bảo an toàn cho đôi mắt nhé! Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khi sử dụng kính áp tròng, cần đưa trẻ đến ngay chuyên khoa mắt để được bác sĩ hỗ trợ.
Xem thêm: Đeo kính áp tròng quá hạn có sao không?
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.