Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đeo kính áp tròng quá hạn có sao không? Mỗi một loại kính áp tròng đều có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu bạn đeo kính khi đã quá hạn thì sẽ vô tình gây hại cho đôi mắt.
Kính áp tròng không chỉ giúp mắt cận nhìn rõ hơn, mà còn giúp cho đôi mắt cuốn hút hơn. Chính vì thế, nhiều người đã lựa chọn đeo kính áp tròng thay thế cho việc đeo kính cận truyền thống. Tuy nhiên, đeo kính này quá lâu hoặc khi đeo kính áp tròng đã hết hạn sử dụng có thể khiến mắt thiếu oxy và gây hại cho mắt. Nhưng nếu bạn vô tình đeo kính áp tròng quá hạn có sao không? Chúng ta cần lưu ý điều gì trong quá trình sử dụng kính áp tròng?
Kính áp tròng dù là loại kính áp tròng mềm hay kính áp tròng cứng thì đều có thời hạn sử dụng cụ thể. Hiện nay, chúng ta có thể phân chia kính áp tròng thành 2 loại chính trên thị trường. Một là kính áp tròng dùng trong ngày và hai là kính áp tròng dùng trong thời gian dài. Tùy theo từng loại kính mà bạn có thể sử dụng chúng trong một ngày, một tuần, vài tháng hoặc một năm. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng biệt, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn.
Loại kính áp tròng này được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian từ 8 tiếng đến 14 tiếng và sau đó bỏ đi, không nên tái sử dụng. Ưu điểm của kính áp tròng sử dụng trong ngày là đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho mắt, giảm nguy cơ vi khuẩn và bụi bẩn, duy trì độ ẩm tốt. Đặc biệt, người dùng không cần nhỏ nước mắt hoặc rửa bằng dung dịch. Tuy nhiên, giá thành của loại này sẽ cao hơn so với kính áp tròng dùng trong thời gian dài.
Kính áp tròng dùng trong thời gian dài được phân chia thành loại dùng trong 2 tuần, 1 tháng và 3 - 6 tháng. Ưu điểm của loại kính này là giá thành thấp hơn so với kính áp tròng dùng trong ngày. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Ngược lại, nhược điểm của sản phẩm là bạn cần ngâm rửa bằng dung dịch đặc biệt, và tuân theo hướng dẫn về vệ sinh để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho đôi mắt. Bạn cũng cần nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên để duy trì độ ẩm tối ưu cho mắt của mình.
Việc sử dụng kính áp tròng quá thời hạn là một sai lầm có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe mắt. Dưới đây là những tác hại cụ thể mà bạn có thể gặp phải:
Đôi mắt của chúng ta luôn thường xuyên sản xuất protein. Khi đeo kính áp tròng đã hết hạn, lượng protein này có thể bám vào bề mặt kính, gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và khô rát. Điêu này sẽ khiến bạn không thể tiếp tục đeo kính một cách thoải mái.
Sự tích tụ protein trên kính hết hạn cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, dẫn đến tình trạng mắt bị viêm kết mạc, đi kèm các triệu chứng phổ biến bao gồm mắt đỏ, ngứa rát và nhìn mờ.
Việc đeo kính áp tròng hết hạn sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho giác mạc, đồng thời tạo nhiều chất nhầy tiết ra hơn. Mắt sẽ bị mờ hoặc xuất hiện các quầng đen xung quanh do sưng tấy.
Khi thiếu oxy, các tế bào trong giác mạc trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương. Việc giác mạc bị trầy xước, rách giác mạc có thể gây nhiễm trùng và tạo điều kiện cho các biến chứng nguy hiểm hơn.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm cho mắt khi đeo kính áp tròng, bạn cần tuân thủ sử dụng theo đúng thời hạn của sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Tóm lại, đeo kính áp tròng quá hạn có sao không? Kính áp tròng là vật dụng có hạn sử dụng. Vì thế, khi kính hết hạn sử dụng có thể gây ra một số vấn đề ở mắt như khó chịu, choáng váng, dị ứng, đau đầu hoặc thậm chí dẫn đến nhiễm trùng mắt. Vì thế, sau khi kính áp tròng hết hạn, bạn không nên tiếp tục sử dụng để đảm bảo mắt được an toàn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ luôn biết cách sử dụng kính áp tròng đúng đắn, từ đó tăng cường bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.