Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng hàm răng bị lệch lạc, răng hô, khấp khểnh khiến cho nụ cười trở nên kém xinh. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, nhiều người sẽ chọn giải pháp niềng răng để cải thiện. Nhưng không phải độ tuổi nào cũng có thể niềng răng. Vậy bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất giúp bạn khắc phục khuyết điểm, ăn nhai dễ dàng và cải thiện tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Vậy bạn có biết thời điểm lý tưởng để tiến hành can thiệp và bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa hay không?
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ để điều chuyển, di dời các răng mọc lệch về đúng vị trí của chúng trên cung hàm. Nhờ vậy mà bộ răng trông sẽ đều và đẹp hơn, việc ăn nhai, vệ sinh răng cũng thuận lợi hơn.
Thực tế cho thấy niềng răng được khuyến cáo cho các trường hợp răng hô, răng móm, răng thưa, răng mọc khấp khểnh hoặc bị lệch khớp cắn. Tùy vào từng mức độ sai lệch mà thời gian can thiệp có thể kéo dài từ 1 - 3 năm. Rất ít trường hợp dưới 1 năm mà cho kết quả như ý.
Khi niềng răng, các bác sĩ thường sẽ nhổ bỏ một vài chiếc để tạo khoảng trống nhằm hỗ trợ quá trình dịch chuyển các răng còn lại về đúng vị trí. Hiện nay có hai phương pháp niềng răng phổ biến là niềng bằng mắc cài và niềng răng invisalign.
Niềng răng bằng mắc cài cũng có nhiều phiên bản: Mắc cài tự khóa, chun buộc, gắn mặt ngoài hoặc mặt trong của răng. Niềng răng invisalign sử dụng máng trong suốt, có thể tháo gỡ, vệ sinh dễ dàng nên tiện hơn, tính thẩm mỹ cao hơn và giá thành cũng cao hơn hẳn.
Việc niềng răng sẽ đem đến cho người can thiệp những lợi ích thiết thực sau đây:
Niềng răng giúp cải thiện nhanh các nhược điểm ở vùng răng hàm mặt, điển hình là răng thưa, hô, móm, khấp khểnh. Nhờ vậy mà nhan sắc của bạn sẽ được cải thiện ngay sau khi tháo niềng.
Răng khấp khểnh, mất cân đối hoặc lệch khớp cắn sẽ khiến việc ăn, nhai gặp rất nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả tiêu hóa. Trong khi đó, niềng răng lại có khả năng khắc phục nhanh chóng tình trạng trạng trên, giúp răng nằm đúng vị trí trên cung hàm, đối khớp hoàn hảo nên hỗ trợ tích cực vào việc tiêu hóa và dung nạp dinh dưỡng.
Một số người chỉ vì răng thưa, răng mọc lệch mà việc phát âm gặp nhiều cản trở, âm phát ra không tròn vành, rõ chữ. Và tình trạng này sẽ được cải thiện thấy rõ nếu họ được chỉnh nha bằng cách niềng răng. Sau can thiệp, răng có độ khít lý tưởng, khi cắn hai hàm vào không để lộ những khe hở. Nhờ vậy mà âm thanh phát ra sẽ chuẩn xác và rõ ràng hơn.
Răng có nhiều khiếm khuyết, khấp khểnh hoặc quá thưa sẽ khiến thức ăn thường xuyên mắc vào điểm tiếp giáp giữa chúng. Hệ quả là làm phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm xuống mức “chạm sàn” nếu bạn niềng răng, đưa chúng về đúng khuôn khổ trên cung hàm.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha có giới hạn về độ tuổi. Nếu can thiệp không đúng thời điểm, chúng có thể gây phản tác dụng và gây ra nhiều hệ lụy. Vậy bạn có biết độ tuổi ảnh hưởng như thế nào đến kết quả niềng răng không?
Khi được can thiệp, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển thì việc siết răng, kéo chúng về đúng vị trí sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại nếu bạn can thiệp muộn, hàm hóa xương hoàn toàn, kết cấu răng đã ổn định thì việc thay đổi vị trí sẽ khó hơn gấp bội.
Điều này cũng có mối liên hệ trực tiếp đến tính hiệu quả của liệu trình. Bạn niềng răng càng muộn thì thời gian can thiệp sẽ càng lâu do kết cấu răng đã ổn định, thậm chí chuyển sang giai đoạn lão hóa, khó điều chỉnh. Trong một diễn biến khác, khi niềng răng trong giai đoạn 13-19 tuổi thì thời gian niềng răng sẽ được rút ngắn đáng kể.
Khi niềng răng, lực siết răng lớn nhưng khả năng xê dịch của răng kém thì sẽ làm tăng cảm giác đau, thậm chí gây nên hiện tượng sang chấn, viêm nhiễm. Đây là vấn đề thường gặp ở những ca niềng răng khi đã lớn tuổi. Còn với trẻ vị thành niên và thanh niên, việc niềng răng ít khi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Qua những phân tích trên, hẳn bạn đã nhìn rõ vai trò của độ tuổi trong tiến trình niềng răng. Vậy bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa?
Theo đánh giá của các chuyên gia, từ sau 50 tuổi - khi quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ - thì chúng ta không thể niềng răng được nữa. Nếu vẫn cố chấp thực hiện thủ thuật thì kết quả sẽ không như ý, răng dịch chuyển chậm hoặc có dịch chuyển nhưng nhanh hồi lại vị trí ban đầu. Đặc biệt là dễ gây đau đớn kéo dài và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân.
Ở độ tuổi 30 - 40 tuổi bạn vẫn có thể niềng răng nhưng cần chọn phương pháp can thiệp phù hợp, có tính hiệu quả cao hơn và chú trọng khâu giữ gìn vệ sinh. Quá trình niềng răng cần tuân thủ chuẩn phác đồ và thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy đau đớn hoặc viêm nhiễm bất thường.
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bây giờ thì bạn đã biết bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa rồi chứ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì độ tuổi phù hợp để thực hiện liệu pháp niềng răng là từ 12 - 35 tuổi. Tuy nhiên độ tuổi lý tưởng nhất là trẻ vị thành niên từ 12 - 16 tuổi. Đối tượng này đã thay răng gần như hoàn toàn, cung hàm đang trong giai đoạn phát triển, chân răng có độ linh động cao. Chính vì vậy việc chỉnh nha sẽ diễn ra rất thuận lợi, ít gây đau đớn và cho kết quả mỹ mãn.
Do đó, nếu đã lên kế hoạch niềng răng thì nên can thiệp càng sớm càng tốt nhưng không được thực hiện trước thời điểm trẻ tròn 12 tuổi.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thời điểm niềng răng và bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa. Sau cùng chúc bạn chỉnh nha thành công, an toàn và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của Nhà thuốc Long Châu!
Xem thêm: Hóp thái dương khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.