Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các loại trà tăng huyết áp sẽ giúp người bị huyết áp thấp điều trị bệnh một cách tốt hơn, đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát nhiều lần.
Những người mắc chứng bệnh hạ huyết áp hay bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Nguy hiểm hơn, huyết áp thấp có thể gây ra những biến chứng liên quan đến tim mạch hoặc các hệ cơ quan khác nếu không được điều trị kịp thời. Để điều trị hạ huyết áp, người bệnh có thể sử dụng các loại trà để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy các loại trà nào có thể giúp tăng huyết áp và phù hợp với người bị huyết áp thấp?
Nhân sâm là loại thuốc quý hiếm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Nhân sâm có tác dụng kích thích tuần hoàn, làm tăng lực bóp của tim, từ đó giúp làm tăng huyết áp hiệu quả. Để làm trà nhân sâm tăng huyết áp bạn cần chuẩn bị 1 - 2 gram nhân sâm, sau đó sửa sạch và thái thành lát mỏng. Đun sôi nước rồi pha như pha trà, chờ khoảng 5 phút để nhân sâm tiết ra được các dưỡng chất rồi rót ra uống. Khi uống hết nước đầu tiên, bạn có thể thêm nước sôi nóng, hãm thêm một vài lần như vậy cho đến khi thấy vị nhân sâm nhạt thì lấy bã sâm ra nhai và nuốt dần.
Theo các chuyên gia Đông Y, quế có vị cay ngọt, có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp huyết mạch được lưu thông, hô hấp mạnh lên. Quế cũng giúp gây co mạch nên sự bài tiết cũng tăng lên. Để làm trà quế, bạn gọt quế thành miếng mỏng rồi cho vào một cái ly có nắp, đổ nước sôi và vào rót ngay ra. Nước này để tráng trà, không sử dụng. Đổ thêm nước sôi lần 2, rồi chờ ngấm và uống khi nóng là tốt nhất. Khi dùng hết, thì lại tiếp tục pha nước sôi nhưng lần này đặt miếng quế vào ly to hơn để quế dễ ngấm hơn. Một lượt quế có thể chia thành 2 hoặc 3 lần uống.
Bệnh nhân huyết áp thấp nên sử dụng trà gừng để hỗ trợ điều trị bệnh. Theo nghiên cứu, các thành phần dưỡng chất có trong gừng sẽ giúp lưu thông máu, tăng áp lực máu lên thành mạch thúc đẩy tăng huyết áp, làm giảm các triệu chứng của huyết áp thấp và các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, bạn nên uống trà gừng vào buổi sáng sẽ tốt hơn, không nên uống vào buổi tối vì một số độc tính có trong gừng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng trà gừng.
Trong hoa tam thất có chứa hoạt chất nhân sâm Rb1 và Rb2 giúp thanh nhiệt giải độc, hạ mỡ máu, men gan, giảm cân, đẹp da… và quan trọng nhất là điều hòa huyết áp. Bệnh nhân huyết áp thấp chỉ cần uống 3 - 5gram hoa tam thất pha với nước sôi mỗi ngày sẽ giúp điều hòa huyết áp về lại chỉ số bình thường.
Trà giảo cổ lam là một loại trà thảo dược có tác dụng cân bằng huyết áp, điều trị bệnh đái tháo đường, men gan cao, điều trị bệnh mỡ máu rất hiệu quả. Loại trà này vừa có công dụng đối với bệnh cao huyết áp, vừa có tác dụng với bệnh huyết áp thấp. Với người bị huyết áp thấp, trà giảo cổ lam sẽ giúp huyết áp tăng và trở lên ổn định hơn. Lưu ý, với những bệnh nhân bị huyết áp thấp, khi mới dùng trà giảo cổ lam nên dùng với liều lượng vừa phải, để cơ thể bạn thích ứng dần.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.