Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bật mí những tác dụng tuyệt vời của hoa sầu đâu

Ngày 31/01/2023
Kích thước chữ

Hoa sầu đâu là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cây sầu đâu và mang lại những tác dụng vô cùng tuyệt vời. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về loại hoa này cũng như cây sầu đâu thì các bạn đừng bỏ qua bài viết sau!

Hoa sầu đâu là một bộ phận của cây sầu đâu, có tác dụng trị bệnh nhưng độc tính cũng rất cao. Vì thế, nếu sử dụng không đúng hoặc quá liều có thể gây ra tác dụng phụ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vậy cụ thể, loài cây này có những tác dụng như thế nào với sức khỏe của con người? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cụ thể và chi tiết.

Cây sầu đâu là cây gì?

Đầu tiên, các bạn cần biết rõ về loài cây sầu đâu. Ở nước ta, có khá nhiều loại cây sầu đâu, phổ biến nhất là 3 loại: sầu đâu rừng, sầu đâu bản địa và sầu đâu Ấn Độ.

  • Cây sầu đâu rừng: Loại cây nhỏ, thân yếu không thành gỗ, cao từ 1.6 - 2.5m. Lá sầu đâu xẻ lông chim không đều, có 4 -6 đôi lá chét, hoa sầu đâu rừng nhỏ khác gốc, mọc thành chùm.
  • Cây sầu đâu bản địa: Thân gỗ, cây to, cao từ 8 - 15m, lá kép lông chim, bộ phận hoa sẽ mọc ở lá và thành cụm, có màu trắng hoặc màu tím nhạt.
  • Cây sầu đâu Ấn Độ: Cũng là loài cây to, thân gỗ, tuy nhiên có thể cao đến 20m. Các nhánh xèo tạo thành tán rộng, lá sầu đâu mọc xen kẽ với các lá chét chứa từ 8 - 19 lá. Loại cây này cho sản lượng gỗ chất lượng cao và keo cao su trong lĩnh vực thương mại.
Cây sầu đâu Cây sầu đâu

Những thành phần của cây sầu đâu

Bạn có biết? Thành phần chính có trong tất cả các bộ phận của cây sầu đâu chính là axit margosic và dầu đắng. Bên cạnh đó, mỗi bộ phận lại bao hàm các thành phần đặc biệt khác nhau, cụ thể:

  • Hạt: Có chứa 4.5% dầu bao gồm nimbin, nimbinin và nimbidin.
  • Cụm hoa: Chứa glucozit nimbosterin, nimbo sterol, nimberetin, một số axit béo và tinh dầu.
  • Hoa và quả: Hoa sầu đâu bao gồm tinh dầu đắng. Quả chứa chất đắng gọi là Bakayamin.
  • Vỏ: Ở phần vỏ thân chứa nimbin, nimbinin, nimbidin và tinh dầu.

Đây đều là những thành phần có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có ích trong việc kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết loét trong hệ tiêu hóa. Không những thế, còn có công dụng diệt khuẩn, ngăn cản hình thành những mảng bám trong miệng…

Hoa sầu đâu Hoa sầu đâu

Tác dụng của sầu đâu là gì?

Thực ra, những bộ phận của cây sầu đâu như lá, vỏ cây, hạt, rễ, hoa và quả đều được sử dụng để làm thuốc. Chi tiết như sau:

  • Lá sầu đâu: Được dùng để điều trị bệnh phong, rối loạn mắt, chảy máu mũi, giun đường ruột, buồn nôn, ăn mất ngon, loét da, bệnh tim mạch, sốt, tiểu đường, bệnh nướu răng và các vấn đề về gan. Không chỉ vậy, lá của loài cây này còn được sử dụng để kiểm soát sinh sản và phá thai.
  • Vỏ sầu đâu: Được dùng để chữa bệnh sốt rét, dạ dày, ruột, bệnh liên quan đến da, đau và sốt.
  • Hoa sầu đâu: Được dùng để làm giảm mật, kiểm soát đờm và điệu trị giun đường ruột.
  • Quả sầu đâu: Có thể sử dụng để điều trị bệnh trĩ, rối loạn nước tiểu, đái tháo đường, chảy máu mũi, giun đường ruột, rối loạn mắt, đờm, chấn thương và bệnh phong.
  • Cành của cây sầu đâu: Được dùng để điều trị ho, hen suyễn, bệnh trĩ, giun đường ruột, mật độ tinh trùng thấp, rối loạn nước tiểu và tiểu đường.
  • Hạt sầu đâu: Dầu của hạt giống và hạt giống được dùng để điều trị bệnh phong, giun đường ruột. Ngoài ra, cũng được sử dụng để ngừa thai, phá thai.

Nhiều người còn áp dụng sầu đâu trực tiếp lên da để điều trị chấy, bệnh liên quan đến da, loét da và vết thương, giống như một chất chống muỗi và chất làm mềm da. Đặc biệt, cành, vỏ cây và quả của sầu đâu còn được dùng làm thuốc bổ, chất làm se… 

Tác dụng của hoa sầu đâu Tác dụng của hoa sầu đâu

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng sầu đâu

Dường như ai cũng biết, hoa sầu đâu nói riêng và các bộ phận khác của cây sầu đâu nói chung đều mang lại những lợi ích chữa bệnh cực kỳ tuyệt vời. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng loài cây này, sẽ có những tác dụng không mong muốn. Vì thế, các bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Đối với trẻ em: Sử dụng hạt sầu đâu hoặc dầu để uống sẽ không an toàn cho trẻ em. Các phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra trong vòng một vài giờ sau khi dùng dầu sầu đâu.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Dầu và vỏ cây sầu đâu thực sự không an toàn khi uống trong thai kỳ vì có thể gây sẩy thai. Thậm chí, cũng không hề có đầy đủ thông tin cho việc sử dụng cây sầu đâu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Do đó, tốt nhất, các bạn hãy tham khảo thật kỹ ý kiến tư vấn của thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
  • Dùng trong phẫu thuật: Bệnh nhân nên ngừng dùng bài thuốc có sầu đâu ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ chi tiết về cây sầu đâu nói chung và hoa sầu đâu nói riêng. Mong rằng, từ đó, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích và mới mẻ để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, chăm sóc sức khỏe của bản thân mình và gia đình thật tốt.

Phiến Trần

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin