Bầu bị chuột rút bắp chân: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa
Ngày 13/12/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bầu bị chuột rút bắp chân thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả trong bài viết này.
Chuột rút là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù chuột rút có thể tự giảm đi sau khi sinh, nhưng vẫn gây đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Dưới đây là một số thông tin bầu bị chuột rút bắp chân không thể bỏ qua.
Nguyên nhân bầu bị chuột rút bắp chân
Chuột rút là sự co thắt đột ngột của cơ bắp, gây ra đau nhức và thường xuất hiện ở các khu vực như bàn chân, bắp chân, đùi và cơ bụng. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ và trở nên phổ biến hơn khi thai nhi phát triển. Bầu bị chuột rút bắp chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường nhiều hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chuột rút ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm và thường tự giảm đi sau khi kết thúc thai kỳ.
Các nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai bao gồm:
Tăng cân: Sự tăng trọng của thai nhi làm tăng trọng lượng cơ thể của người mẹ, gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân.
Chèn ép từ tử cung: Tử cung mở rộng khi thai nhi phát triển, có thể gây chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh.
Đau dây chằng tròn: Trong tam cá nguyệt thứ hai, đau dây chằng tròn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chuột rút. Dây chằng tròn là cơ nâng đỡ tử cung, khi căng ra, có thể gây đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới.
Thiếu nước và rối loạn điện giải: Thiếu nước và rối loạn điện giải trong cơ thể mẹ cũng có thể góp phần gây chuột rút.
Thiếu hụt canxi: Trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của thai nhi tăng cao để phát triển hệ xương. Nếu cung cấp không đủ canxi, cơ thể người mẹ có thể rút bớt canxi để truyền cho thai nhi, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ bầu và gây ra chuột rút.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân thì phải làm sao?
Nếu mẹ bầu bị chuột rút bắp chân thường xuyên và muốn giảm khó chịu, mệt mỏi, có thể thử những biện pháp sau:
Kéo căng cơ: Duỗi thẳng chân và kéo căng cơ hướng mắt cá chân và các ngón chân về phía cẳng chân lặp đi lặp lại.
Xoa bóp cơ: Kết hợp xoa bóp bắp chân khi bị chuột rút để giúp cơ giãn ra.
Vận động nhẹ nhàng: Sau khi kéo căng cơ bắp chân và cảm thấy đỡ hơn, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng, sau đó ngồi xuống và nâng cao chân để tránh tình trạng chuột rút trở lại.
Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể giúp giảm chuột rút. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh áp dụng phương pháp nhiệt khi cơn đau chuột rút đang diễn ra.
Chườm mát: Sau khi hết chuột rút, chườm mát có thể giúp ngăn chặn cơn co thắt.
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơ vẫn còn đau sau khi hết chuột rút, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.
Cách phòng ngừa chuột rút bắp chân khi mang thai
Để phòng ngừa chuột rút bắp chân, mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp:
Trước khi đi ngủ, hãy rửa và ngâm chân trong nước ấm, kèm theo một số động tác massage trong khoảng 10 - 15 phút để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân. Khi đi ngủ, bạn nên kê chân trên một chiếc gối cao.
Thực hiện nhẹ nhàng các bài tập thể dục như co duỗi chân, co duỗi tay, và xoa bóp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này giúp cải thiện giấc ngủ và ngăn chuột rút xuất hiện vào ban đêm.
Hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi vắt chéo chân. Thường xuyên thay đổi tư thế đứng và ngồi. Khi làm việc, ăn cơm, hoặc xem tivi hãy thực hiện việc xoa bóp mắt cá chân và các ngón chân để giảm căng thẳng.
Tham gia các hoạt động ngoài trời như tắm nắng để bổ sung vitamin D và hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
Tránh làm mệt mỏi cơ thể, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện lưu thông máu đến và từ bàn chân.
Bổ sung canxi thông qua thực phẩm như cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, giáp xác, rong biển, tía tô, để hỗ trợ sức khỏe xương và ngăn chuột rút.
Uống đủ nước giúp máu vận chuyển oxy tốt hơn, hỗ trợ cơ vận động bình thường. Uống từ 8 - 10 cốc nước mỗi ngày giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn chuột rút.
Thường xuyên ăn dưa lê để cung cấp chất magie, giảm nguy cơ chuột rút. Magie có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chứng chuột rút và nhiều phụ nữ mang thai thiếu hụt magie.
Thêm su su vào chế độ ăn để tăng cường magie và giảm chuột rút, đặc biệt là ở chân. Rau su su chứa nhiều magie, giúp giảm triệu chứng chuột rút trong khoảng 24 giờ. Tăng cường ăn hoa quả giàu canxi và kali như nho khô, sung, mận để ngăn chuột rút khi mang thai.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân là một dạng biểu hiện phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua. Tuy nhiên, nếu bạn bị chuột rút cùng với các triệu chứng đặc biệt như đau, sưng, đỏ ở chân, hoặc cảm giác nóng xung quanh khu vực chạm vào, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra chi tiết.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm