Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với mẹ bầu. Vì vậy trước khi sử dụng bất cứ loại đồ ăn, thức uống nào, các mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thật kỹ càng. Đây là lý do nhiều thai phụ thắc mắc bầu uống nước đậu đen được không.
Nước đậu đen rang hay nước đỗ đen rang chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Vậy bầu uống nước đậu đen được không? Trường hợp nào thai phụ không nên uống nước đậu đen. Cùng Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết này mẹ bầu nhé!
Chúng ta đều biết nước đậu đen và những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng biết đây cũng là loại nước uống có nhiều công dụng với phụ nữ mang thai.
Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể và chế độ ăn uống giàu sắt hoặc các loại thuốc bổ có thể gây ra chứng táo bón ở phụ nữ mang thai. Có đến hơn 70% bà bầu gặp phải tình trạng này. Thật may là nước đậu đen có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa và giảm triệu chứng táo bón.
Trong nước đậu đen có hàm lượng đáng kể chất xơ hòa tan pectin. Loại chất xơ này sẽ kích thích nhu động ruột, giúp lợi khuẩn phát triển thuận lợi trong đường ruột. Nhờ đó, mẹ bầu giảm hẳn chứng táo bón thai kỳ.
Nếu bạn hỏi các bác sĩ sản khoa bầu uống nước đậu đen được không, thì câu trả lời bạn nhận được chắc chắn là có. Bởi loại nước dân dã này rất tốt cho xương khớp của mẹ và sự phát triển hệ xương, răng của thai nhi. Trong nước đậu đen có hàm lượng khá cao phốt pho và canxi. Hai khoáng chất này có thể giúp phòng ngừa loãng xương ở mẹ và tốt cho sự hình thành hệ xương, răng của thai nhi. Kẽm và sắt cũng giúp củng cố sức mạnh xương khớp của mẹ.
Tiểu đường thai kỳ là một dạng rối loạn chuyển hóa gặp ở nhiều thai phụ. Nếu ăn nhiều chất xơ, chỉ số đường huyết sẽ thấp hơn. Nước đậu đen chứa nhiều chất xơ hòa tan nên là một thức uống phù hợp với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Nước đậu đen có thể làm giảm cholesterol trong máu, làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Thể tích máu ở phụ nữ mang thai tăng lên 50% so với người bình thường. Điều này giúp đảm bảo mẹ cung cấp đủ dưỡng chất nuôi lớn thai nhi trong bụng. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ sắt, mẹ bầu sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt, không tốt cho cả mẹ và bé. Nước đậu đen chính là loại nước uống bổ sung lượng sắt tự nhiên cho cơ thể người mẹ.
Trong nước đâu có rất nhiều acid folic và omega-3. Đây là 2 chất cực quan trọng đối với việc hình thành ống thần kinh của thai nhi. Thiếu hai chất này dẫn đến những dị tật ống thần kinh không đáng có. Mẹ uống nước đậu đen sẽ cung cấp một lượng acid folic và omega-3 cần thiết mỗi ngày.
Nước đậu đen, nhất là nước đậu đen xanh lòng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa này bảo vệ làn da và mái tóc khỏi sự tấn công của các gốc tự do giúp bảo vệ da và tóc cho mẹ bầu. Nước đậu đen cung có tác dụng kích thích tăng sinh collagen và elastin tự nhiên giúp da và tóc khỏe đẹp hơn. Rõ ràng, đây là lựa chọn thay thế lý tưởng khi các mẹ bầu cần hạn chế dùng mỹ phẩm chăm sóc da và tóc.
Đậu đen là một trong các loại đậu tốt cho sức khỏe. Bầu uống nước đậu đen được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý nhiều điều khi uống loại nước này như:
Ngoài thông tin bầu uống nước đậu đen được không, các thai phụ cũng nên tìm hiểu xem mình có nằm trong nhóm đối tượng cần kiêng loại nước này không. Theo đó, các bác sĩ khuyên những trường hợp sau mẹ bầu không nên uống nước đậu đen:
Với câu hỏi bầu uống nước đậu đen được không, tin rằng đến đây bạn đã có câu trả lời. Nếu không nằm trong trường hợp cần kiêng nước đậu đen, bạn hãy uống nước đậu đen đủ lượng và đúng cách để chăm sóc cho sức khỏe của mình và thai nhi nhé! Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.