Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày 28/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ vô cùng hoang mang, lo lắng. Cùng tìm hiểu nhé!

Bé 3 tháng tuổi bị ho, nghẹt mũi đôi khi là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp khắc phục phù hợp. Vậy nguyên nhân do đâu? Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi cha mẹ nên xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Biểu hiện bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để cố gắng làm sạch chất kích thích, chất nhầy ra khỏi đường thở. Trẻ từ 3 đến 5 tháng tuổi có thể bị ho khan, đôi khi thở khò khè hay ho có đờm, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng tắc nghẽn một hoặc cả hai bên mũi của trẻ, thường xảy ra do viêm sưng lớp niêm mạc mũi khiến trẻ gặp khó khăn khó thở bằng mũi. Viêm và sưng tấy niêm mạc cũng có thể khiến dịch nhầy bình thường trong mũi của trẻ bị tích tụ và khó thoát ra ngoài, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lượng chất nhầy dư thừa này có thể đi xuống cổ họng và gây kích thích đường hô hấp, khiến trẻ bị ngứa rát cổ họng và ho có đờm.

Khi trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi bé có thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, có đờm hoặc thường xuyên quấy khóc mức độ nhẹ. Đặc biệt, tình trạng ho và nghẹt mũi đôi khi có thể khiến bé khó bú, bú ngắt quãng và dễ bị sặc khi bú sữa mẹ.

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ho nghẹt mũi khiến bé 3 tháng quấy khóc, khó chịu

Nguyên nhân khiến bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết sớm và chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có hướng xử lý và điều trị phù hợp và tốt nhất cho trẻ. Sau đây là một số bệnh phổ biến có thể gây ho, nghẹt mũi ở trẻ 3 tháng tuổi và các triệu chứng kèm theo cần lưu ý:

Cảm lạnh, cảm cúm

Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và còn non yếu để chống lại các tác nhân ngoại lai từ môi trường. Do đó, trẻ dễ bị tấn công bởi các loại virus hoặc cúm dẫn đến mắc bệnh.

Trẻ em bắt đầu có các dấu hiệu cảm lạnh và cảm cúm vào khoảng 1 - 3 ngày sau khi nhiễm virus. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị bệnh thông qua các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ho, mệt mỏi, sốt nhẹ, khó ngủ, nôn trớ, tiêu chảy….

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 1
Cảm lạnh là nguyên nhân chính khiến bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi

Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Trẻ bị viêm phế quản thường bị ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở, ăn uống kém, có thể kèm theo sốt nhẹ, nôn trớ. Những triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng và có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc buổi sáng.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất là vào thời điểm chuyển mùa do thời tiết lạnh gây ra. Sức đề kháng của trẻ lúc này thường yếu, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn cúm xâm nhập vào mũi họng, xuống phổi gây viêm phổi.

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là ho có đờm hoặc chất nhầy ướt. Ngoài ra, trẻ còn có thể có một số biểu hiện khác như: Sốt nhẹ, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, bỏ bú, ngưng thở hoặc tím tái, nhất là các bé sinh non.

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 2
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân khiến bé ba tháng bị ho nghẹt mũi

Cách khắc phục tình trạng bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh đa phần không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tuy nhiên lại khiến trẻ khó chịu, khó thở do chưa biết cách thở bằng miệng. Vì vậy bố mẹ hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này cho bé, cụ thể:

Dùng dụng cụ hút mũi

Đây là phương pháp phổ biến được nhiều cha mẹ lựa chọn để làm sạch dịch nhầy gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Đầu tiên, bạn nhỏ nước muối sinh lý vào hai mũi của con và đợi vài giây để nước muối làm mềm và loãng chất nhầy. Sau đó để trẻ nằm nghiêng, bấm nút để máy hút hoạt động, nước mũi và chất nhầy sẽ được hút ra khỏi đường mũi.

Dùng dụng cụ hút mũi sẽ khắc phục được tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng, nhưng các chuyên gia khuyên không nên áp dụng nhiều lần trong ngày. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi nhạy cảm, nếu sử dụng liên tục sẽ gây kích ứng và tổn thương niêm mạc mũi của con.

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 3
Hút mũi là phương pháp phổ biến để làm sạch dịch nhầy ở mũi

Nhỏ nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý sẽ làm mềm dịch nhầy và giúp làm sạch niêm mạc mũi để trẻ dễ thở hơn. Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp nhạy cảm, vì vậy hãy chọn mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc thay vì tự pha chế. Tần suất nhỏ phù hợp với trẻ là 3 lần/ngày, không nên lạm dụng vì có thể làm khô dịch tiết mũi ở trẻ.

Lau dịch mũi cho trẻ

Nếu dịch nhầy tồn tại lâu trong mũi của trẻ sơ sinh và trở nên khô cứng gây khó chịu, bạn có thể dùng miếng bông ẩm để nhẹ nhàng lau sạch lớp chất nhầy này.

Nâng cao đầu trẻ khi ngủ

Tình trạng nghẹt mũi sẽ khiến trẻ sơ sinh khó thở, vì vậy hãy kê cao đầu bé bằng khăn hoặc gối khi ngủ. Các triệu chứng khó chịu sẽ được cải thiện và trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

Vỗ lưng cho trẻ

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi kèm theo tức ngực, khó thở có thể vỗ nhẹ vào lưng. Nếu thực hiện đúng cách, việc làm này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy ứ đọng trong ngực trẻ, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 4
Vỗ lưng giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi cho trẻ

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân bé 3 tháng bị ho nghẹt mũi cũng như cách khắc phục hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp giúp các bậc phụ huynh nhiều kiến ​​thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bé yêu một cách tốt nhất. 

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm