Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không? Cách xử lý khi bé bị đầy bụng

Ngày 23/07/2023
Kích thước chữ

Trẻ bị đầy bụng là một tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ. Tình trạng này khiến trẻ có cảm giác khó chịu, bú ít, trẻ quấy khóc… khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không?

Khi bé bị đầy bụng thì có nghĩa là hệ tiêu hoá của bé đang gặp vấn đề. Và có rất nhiều người thắc bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không? Cách xử lý tình trạng này là gì? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này giúp bạn.

Dấu hiệu nhận ra bé bị đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng là tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá của trẻ. Đa phần bé bị đầy bụng thường có những dấu hiệu như sau:

Ợ hơi, ợ chua nhiều

Do chứa nhiều không khí bên trong đường ruột nên phần bụng trẻ thường sẽ bị căng cứng. Do vậy, để đẩy bớt khí dư bên trong ra ngoài, cơ thể bé sẽ xuất hiện các phản ứng ợ hơi, ợ chua. Khi trẻ bị ợ hơi thường xuyên cộng thêm biểu hiện nôn trớ là biểu hiện trẻ bị đầy bụng đặc biệt là ở trẻ sơ sinh bị đầy bụng.

Bụng to và căng chướng

Đối với hệ tiêu hoá của trẻ bình thường khi kết thúc thường bụng trẻ sẽ phẳng và mềm. Nhưng khi trẻ bị đầy bụng thì bụng sẽ to và căng chướng. Điều này là do trẻ nuốt phải nhiều không khí và bị tích tụ lại trong dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn, gây áp lực trong đường ruột và cả dạ dày khiến bụng căng chướng, có khi còn làm đau trẻ.

Trẻ quấy khóc liên tục và ngủ không ngon giấc

Đầy bụng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu nên trẻ dễ quấy khóc, quằn quại, bứt rứt đặc biệt ở những bé nhỏ như trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng. Ngoài ra, khi trẻ bị đầy bụng làm cho giấc ngủ của bé cũng bị ảnh hưởng, khiến bé ngủ không được sâu giấc. Khi tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không? Cách xử lý khi bé bị đầy bụng 1
Quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bé bị đầy bụng

Nôn trớ sau ăn

Đây là tình trạng hay gặp và phổ biến ở các bé bị đầy bụng. Xuất hiện tình trạng này là do trẻ không phù hợp với thành phần của sữa hoặc trẻ bị dị ứng với thành phần từ sữa, điều này làm cho trẻ bị nôn trớ khi ăn.

Xì hơi nhiều, mùi nặng

Bé bị đầy bụng còn có biểu hiện là thường xuyên bị đầy bụng xì hơi, có mùi nặng nguyên nhân là do bị không khí ứ đọng nhiều trong đường ruột tạo ra áp lực mạnh làm cho trẻ xì hơi liên tục, trung bình tầm 15 - 20 phút 1 lần trong 1 ngày.

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không?

Để xác định bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không thì theo bác sĩ, điều này còn phụ thuộc vào từng giai đoạn cũng như sự phát triển của bé. Cụ thể:

Với bé bú sữa mẹ

Đối với 6 tháng đầu đời, bé hầu như bú sữa mẹ. Bởi vì đối với hệ tiêu hoá còn yếu của bé thì sữa mẹ rất dễ hấp thụ, bên cạnh đó còn cung cấp các vitamin và khoáng chất để bé phát triển. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của người mẹ sẽ tác động không nhỏ tới chất lượng sữa. Bởi vậy, khi mẹ ăn uống không tốt thì chất lượng sữa sẽ bị thay đổi, có thể sẽ có mùi hôi, mùi khó chịu và khi trẻ bú thì sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề về tiêu hoá.

Với thắc mắc bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không? Thực tế là không cần thiết ngừng bé bú sữa mẹ, bởi vì đây chính là nguồn dinh dưỡng để trẻ phát triển. Để điều chỉnh được việc này, các mẹ nên:

  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, thanh đạm.
  • Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm gây đầy bụng như cải bắp, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Theo dõi số lần bé đi ngoài trong ngày sau khi thay đổi chế độ ăn uống.
  • Cho bé bú sữa thường xuyên hơn để phòng ngừa sự mất nước.
  • Nếu tình trạng của bé vẫn không đỡ thì nên đưa bé đi khám và điều trị kịp thời.

Với bé uống sữa công thức

Bên cạnh việc bú sữa mẹ, bé còn được bổ sung uống sữa công thức. Khi bé bị đầy bụng thì các mẹ cần biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, để có cách xử lý như:

  • Đổi sữa cho bé: Khi hấp thu chất dinh dưỡng trong sữa mới khiến có thể làm cho hệ tiêu hoá của trẻ không kịp thích ứng, dẫn đến các tình trạng bé hay gặp như đầy hơi, chướng bụng, táo bón… Đối với tình trạng này, các mẹ nên cho bé ngừng uống sữa, và hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn loại sữa thích hợp cho bé.
  • Thiếu men tiêu hoá đường lactose: Thành phần lactose là đường có trong các sản phẩm từ sữa. Khi uống sữa công thức, các bé hay gặp tình trạng như tiêu chảy, đầy bụng, sôi bụng, chướng bụng… Điều này là do các bé mắc hội chứng bất dung nạp lactose. Để xử lý tình trạng này, các mẹ cần đổi sang các loại sữa không chứa đường lactose như Similac Isomil IQ 1, Enfamil A+ Lactofree Care, Enfalac LactoFree A+...
  • Dị ứng với chất đạm từ sữa bò: Bé bị đầy bụng cũng là do bị dị ứng với thành phần chất đạm có từ sữa bò. Với lý do này, các mẹ nên cho bé ngừng uống hoàn toàn sữa bò cũng như là các sản phẩm từ sữa bò. Thay vào đó có thể cho bé uống các sản phẩm sữa từ thực vật hoặc để bé bú sữa mẹ.
Bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không? Cách xử lý khi bé bị đầy bụng 2
Cần xác định nguyên nhân để quyết định bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không

Cách xử lý khi bé bị đầy bụng

Khi các bậc phụ huynh phát hiện ra bé bị đầy bụng bằng những dấu hiệu đã kể trên, thì các mẹ có thể làm một số cách xử lý như sau khi gặp phải tình trạng này, cụ thể:

Điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ

Khi bé bị đầy bụng nên chú ý những điều sau:

  • Bữa ăn hàng ngày của bé phải đủ các loại dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, chất béo, tinh bột, chất đạm. Có thể tìm hiểu bé bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì để xây dựng thực đơn phù hợp.
  • Chọn những thực phẩm ăn thích hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
  • Các thức ăn chế biến phải được sạch sẽ, chín kĩ.
  • Khi bé đầy bụng nên ăn các món ăn mềm, lỏng như cháo súp.
  • Cho bé ăn trái cây như nho, chuối, dưa hấu… tránh ăn những trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi.
  • Cho bé ăn những thực phẩm như chất xơ như khoai lang, bí đỏ, rau ngót… tránh ăn những thực phẩm khó tiêu hoá như bắp cải, các loại đậu, ngũ cốc nguyên chất…
  • Khi chế biến món ăn nên cho các gia vị như gừng, tỏi, hành…
  • Không nên cho bé ăn các thực phẩm dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, ngô chiên…
Bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không? Cách xử lý khi bé bị đầy bụng 3
Không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ

Massage cho trẻ

Sau khi cho trẻ bú, các mẹ hãy dùng 2 ngón tay trỏ và giữa, rồi massage bụng cho trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ hoặc cử động chân của bé theo kiểu đạp xe. Làm như vậy có thể giúp bé đẩy bớt khí dư ra ngoài, khiến bé dễ chịu hơn.

Vỗ lưng ợ hơi cho trẻ

Nếu trẻ có triệu chứng nôn trớ do đầy bụng gây ra, thì các mẹ cho bé ngồi thẳng lưng trên tay mình, cằm trẻ ở trên vai, tiếp đó mẹ hãy vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Làm như vậy làm cho khí dư trong đường ruột và dạ dày của trẻ sẽ được đẩy bớt ra ngoài cơ thể, khiến bé dễ chịu hơn.

Cho trẻ bú đúng tư thế

Cho bé bú đúng tư thế cũng là cách xử lý bé bị đầy bụng. Khi bú, mẹ hãy luôn giữ đầu bé cao hơn phần bụng để sữa dễ dàng chảy xuống dạ dày, giảm nuốt phải không khí mà cũng tránh được tình trạng trào ngược dạ dày. Còn khi bú bình, hãy giữ bình nghiêng góc 45 độ để cho sữa đầy ở núm vú, tránh để không khí và bọt khí vào trong.

Đi trẻ đi khám bác sĩ

Thông thường bé bị đầy bụng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thấy bị vừa bị đầy bụng cộng thêm một số biểu hiện khác, thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Những biểu hiện này gồm có:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C;
  • Trẻ quấy khóc liên tục, khó ngủ, bỏ bú;
  • Trẻ bị nôn ói thường xuyên;
  • Đi ngoài có lẫn máu trong phân.
Bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không? Cách xử lý khi bé bị đầy bụng 4
Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bé bị đầy bụng kèm theo có một số biểu khác

Trên đây là những thông tin về bé bị đầy bụng, có thể giúp giải đáp câu hỏi bé bị đầy bụng có nên uống sữa hay không. Hi vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ khỏe mạnh, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé. Nếu tình trạng bị đầy bụng của bé kéo dài kèm theo những biểu hiện đã kể trên thì nên đưa bé đi gặp bé sĩ ngay để khám và điều trị sớm nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm